|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sẽ giữ ổn định 300.000 ha mía trên cả nước đến năm 2030

17:18 | 19/04/2018
Chia sẻ
Đến năm 2030, giữ ổn định 300.000 ha mía, tăng năng suất để đạt sản lượng mía 24 triệu tấn, chữ đường bình quân từ 12-13 CCS, sản lượng đường 2,5 triệu tấn.
se giu on dinh 300000 ha mia tren ca nuoc den nam 2030 SBT ước lãi trước thuế 226 tỷ đồng Quý III (niên độ 2017 - 2018), Giám đốc nhà máy đăng ký bán 250.000 cp
se giu on dinh 300000 ha mia tren ca nuoc den nam 2030 Ngành mía đường trong cơn bĩ cực: Những việc cần làm ngay
se giu on dinh 300000 ha mia tren ca nuoc den nam 2030

Giữ ổn định 300.000 ha mía trên cả nước đến năm 2030. Ảnh:TTXVN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Đề án “Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành mía đường; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước hướng tới thị trường xuất khẩu.

Cụ thể, đến năm 2020, diện tích mía đường ổn định 300.000 ha, sản lượng mía trên 20 triệu tấn, sản lượng đường 2 triệu tấn; trong đó, đường tinh luyện 1,3 triệu tấn, còn lại đường trắng và đường khác.

Trong giai đoạn này sẽ không xây dựng thêm nhà máy sản xuất đường mới, chỉ mở rộng công suất các nhà máy hiện có ở vùng còn khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy là 174.000 tấn mía/ngày. Đồng thời, tập trung đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để thay đổi cơ cấu sản phẩm (tăng tỷ lệ đường trắng, đường tinh luyện), nâng cao công suất ép và hiệu suất thu hồi.

Đến năm 2020, có ít nhất trên 70% nhà máy, cụm nhà máy có công suất trên 4.000 tấn mía/ngày, rút ngắn thời gian ép bình quân còn 110-115 ngày/vụ.

Các phế phụ phẩm từ bã mía để sử dụng sản xuất điện khoảng 5,5 triệu tấn/năm, chiếm 90% sản lượng bã mía từ sản xuất đường; sản lượng điện đạt 1,1 triệu kWh/năm; trong đó 20-30% điện lên lưới.

Để sản xuất cồn từ rỉ mật, sẽ có từ 200.000 - 220.000 tấn/năm rỉ mật được sử dụng sản xuất cồn, chiếm 22-24% tổng lượng mật rỉ từ sản xuất đường, sản xuất ra được khoảng 70.000 lít/năm.

Dự kiến khối lượng bã bùn được sử dụng sản xuất phân vi sinh hữu cơ khoảng 600.000 tấn/năm, chiếm 60% tổng lượng bã bùn từ sản xuất đường và đạt 350.000 tấn phân vi sinh hữu cơ/năm.

Đến năm 2030, giữ ổn định 300.000 ha mía, tăng năng suất để đạt sản lượng mía 24 triệu tấn, chữ đường bình quân từ 12-13 CCS, sản lượng đường 2,5 triệu tấn. Có trên 90% nhà máy đạt công suất từ 4.000 tấn mía/ngày trở lên.

Khối lượng bã mía được tái sử dụng để sản xuất điện đạt 7 triệu tấn/năm, chiếm 91% tổng khối lượng bã mía sản xuất từ đường và sản xuất được từ 1.500 - 1.600 triệu kWh. Cùng với đó sẽ sản xuất được 100.000 lít/năm cồn từ mật rỉ; 500.000 tấn/năm phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn trong sản xuất đường.

Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ rà soát, xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng phát huy lợi thế vùng; nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu. Đồng thời nâng cao năng lực chế biến, cơ cấu lại ngành đường.

Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục rà soát những nhà máy, những vùng không có khả năng đáp ứng nguyên liệu để có thể di chuyển nhà máy đến vùng có lợi thế hơn. Cơ cấu lại sản phẩm chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ các nhà máy đầu tư đa dạng hóa sản phẩm mía đường.

Về tiêu thụ, sẽ nâng cao vai trò của Hiệp hội Mía đường Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế kiểm soát giá thu mua nguyên liệu mía của nông dân; giá bán buôn đường của các nhà máy; giá đường xuất khẩu; giá bán đường trên thị trường nội địa.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động ngăn chặn đường nhập lậu hiệu quả; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, cập nhật về thị trường đường thế giới.

Để thực hiện, ngành nông nghiệp sẽ tuyển chọn, phục tráng giống mía tốt hiện có, khảo nghiệm nhập khẩu giống phù hợp, nghiên cứu phát triển giống mới có năng suất, chữ đường cao phù hợp với từng vùng miền và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% diện tích mía được trồng bằng giống từ cơ sở nhân giống của doanh nghiệp.

Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch… giảm tổn thất sau thu hoạch; thực hiện quy trình thâm canh theo chiều sâu từ làm đất, chăm sóc, thu hoạch.

Thực hiện đề án, có một số dự án ưu tiên như: dự án nghiên cứu, lai tạo các giống mía chịu hạn, chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu; dự án hỗ trợ xây dựng các mô hình giống 3 cấp; dự án phát triển chế biến phụ phẩm từ đường…. Nguồn kinh phí thực hiện dự án từ ngân sách trung ương, địa phương và huy động nguồn lực xã hội thông qua các chương trình dự án khoa học – công nghệ và dự án đầu tư.

Bích Hồng