|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản lí kĩ thuật và công nghệ (Engineering and Technology Management - ETM) là gì?

16:41 | 17/02/2020
Chia sẻ
Quản lí kĩ thuật và công nghệ (tiếng Anh: Engineering and Technology Management - ETM) là những hoạt động quản lí đối với toàn bộ các phương tiện kĩ thuật, các công nghệ và các lĩnh vực có liên quan trong doanh nghiệp.
Quản lí kĩ thuật và công nghệ (Engineering and Technology Management) trong doanh nghiệp là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: nyu)

Quản lí kĩ thuật và công nghệ trong doanh nghiệp

Khái niệm

Quản lí kĩ thuật và công nghệ trong tiếng Anh được gọi là Engineering and Technology Management- ETM.

Quản thuật và công nghệ là những hoạt động quản đối với toàn bộ các phương tiện thuật, các công nghệ và các lĩnh vực có liên quan trong doanh nghiệp. 

Nhiều nhà nghiên cứu và phần lớn các doanh nghiệp coi chúng là một chức năng quản trị kinh doanh, một bộ phận trong mảng chức năng quản trị điều hành. 

Công tác quản trị thuật bao quát toàn bộ các giai đoạn trong quá trình tạo lập, sử dụng, nhân rộng và thay thế các phương tiện thuật cũng như công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, cả về mặt hiện vật lẫn giá trị. 

Nội dung

Quản lí kĩ thuật và công nghệ bao gồm những nội dung cụ thể sau đây:

- Tạo lập hệ thống phương tiện thuật và công nghệ nhằm tạo ra năng lực sản xuất cần thiết cho doanh nghiệp

Những hoạt động trong nhóm nội dung này chủ yếu liên quan tới việc tính toán nhu cầu về trang bị thuật, công nghệ và nhu cầu bổ sung trang bị thuật, công nghệ cho doanh nghiệp

- Phân loại và theo dõi phương tiện thuật và công nghệ của doanh nghiệp

Phân loại là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong quản thuật và công nghệ bởi mỗi doanh nghiệp luôn phải sử dụng và quản rất nhiều loại thiết bị và công nghệ với những tính năng, công dụng khác nhau, nguồn gốc khác nhau, trình độ thuật và tình trạng vật chất khác nhau.

- Xây dựng và triển khai công tác khai thác, sử dụng các phương tiện thuật và công nghệ của doanh nghiệp

Về mặt này, doanh nghiệp sẽ phải quyết định những vấn đề như tương quan giữa sản lượng tự sản xuất và sản lượng gia công ngoài, năng lực sản xuất và mức huy động năng lực sản xuất (trước hết là mức huy động công suất).

Tương quan giữa trang thiết bị hoạt động (được sử dụng cho các mục đích sản xuất kinh doanh) và trang thiết bị dự phòng (năng lực sản xuất dự trữ/ dự phòng, tiến độ sử dụng năng lực sản xuất, ....

- Xây dựng và thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng để đảm bảo khả năng hoạt động của các phương tiện thuật và công nghệ

Doanh nghiệp sẽ phải quyết định lựa chọn hình thức bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cụ thể cho trang thiết bị nói chung và những trang thiết bị chủ yếu, xây dựng. 

Và thực hiện kế hoạch cung ứng các phụ tùng thay thế, tổ chức lực lượng cán bộ, chuẩn bị kinh phí và các điều kiện tổ chức khác phục vụ cho công tác bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị.

- Cải tiến, đổi mới và nâng cấp hệ thống phương tiện thuật và công nghệ của doanh nghiệp

Nội dung này bao gồm cả việc tổ chức công tác nghiên cứu, cải tiến thiết bị cũng như việc tổ chức, phát động, đánh giá và ứng dụng các sang kiến cải tiến thuật và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp cũng như các bộ phận trực tiếp sử dụng trang thiết bị.

- Xây dựng và thực hiện chế độ đánh giá, đánh giá lại, hạch toán và phân bổ chi phí sử dụng các phương tiện thuật và công nghệ của doanh nghiệp

Trang thiết bị thuật và công nghệ của doanh nghiệp cần được đánh giá cả về mặt giá trị và vật chất - hình thái hiện vật.

- Thải loại, thay thế hệ thống phương tiện thuật và công nghệ của doanh nghiệp theo yêu cầu sản xuất kinh doanh

Quyết định thải loại, thay thế trang thiết bị đang khai thác, sử dụng bằng những trang thiết bị mới thường gắn với việc cải tiến, hiện đại hóa chúng, thậm chí có thể thay thế bằng những loại trang thiết bị mới hoàn toàn.

(Tài liệu tham khảo: Quản lí kĩ thuật và công nghệ, PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

Diệu Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.