|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

[Phần 2] Một tháng chống dịch của Tổng thống Trump: Không liên kết được sức mạnh nhà nước - tư nhân

10:21 | 15/04/2020
Chia sẻ
Vào ngày 13/3, Tổng thống Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và đưa ra không ít hứa hẹn về mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp tư nhân nhằm đẩy lùi đại dịch. Đến nay, cam kết này vẫn chưa trở thành hiện thực.

Lời hứa với các cơ quan liên bang không thành

Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 13/3, Tổng thống Trump đề xuất một loạt thay đổi chính sách dự kiến thực hiện bên trong chính phủ liên bang. Về khoản này, chính quyền của ông Trump đã làm được.

Chẳng hạn, ông Trump hứa sẽ miễn trả lãi cho các khoản vay sinh viên do các cơ quan chính phủ nắm giữ. Chính sách này đã được Bộ Giáo dục Mỹ triển khai vào ngày 20/3.

[Phần 2] Một tháng chống dịch của Tổng thống Trump: Thất hứa với cả cơ quan liên bang lẫn công ty tư nhân - Ảnh 1.

Tại cuộc họp báo tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Tổng thống Trump hứa sẽ miễn trả lãi cho các khoản vay sinh viên do các cơ quan chính phủ nắm giữ. (Ảnh: Getty Images)

Ông Trump cũng cam kết và thực hiện lời hứa bỏ bớt qui định để các nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể linh hoạt đối phó với đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, trường hợp này có một số ngoại lệ. Ông Trump cho biết ông sẽ giảm bớt yêu cầu giấy phép để các bác sĩ có thể hành nghề ở những tiểu bang có nhu cầu điều trị lớn. Tuy nhiên, giấy phép hành nghề thuộc về thẩm quyền quyết định của chính quyền tiểu bang và ông Trump không thể can thiệp được.

Ông Dale Van Demark - đối tác tư vấn cho ngành y tế của công ty luật McDermott Will & Emery, nói: "Theo luật định, chính quyền liên bang không có thẩm quyền quản lí dịch vụ chăm sóc sức khỏe".

Ông Iris Hentze - chuyên gia chính sách tại Viện Lập pháp Tiểu bang, nói thêm: "Những giấy phép hành nghề này gần như hoàn toàn do chính quyền các bang kiểm soát và qui định".

Việc mà chính phủ liên bang có thể làm là giảm bớt qui định đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phục vụ công dân tham gia các gói bảo hiểm Medicare, Mediaid và CHIP trong từng tiểu bang, nhờ đó các công ty này có thể bù đắp chi phí dịch vụ mà họ cung cấp cho công dân ở một bang khác.

Lời hứa hẹn của ông Trump không chỉ liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ông Trump còn tuyên bố rằng Nhà Trắng sẽ "mua lượng lớn dầu thô với giá hời để cho vào Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Quốc gia (SPR)".

"Chúng tôi sẽ lấp đầy dầu thô trong kho dự trữ, tiết kiệm cho người đóng thuế ở Mỹ hàng tỉ USD", ông Trump nói.

Chính quyền ông Trump đã không làm được như hứa hẹn. Ông Trump đưa ra lời hứa mà chưa xin cấp ngân sách từ Quốc hội trước tiên và Bộ Năng lượng Mỹ sau đó lại đẩy trách nhiệm lên vai Quốc hội.

"Bất chấp những nỗ lực lớn lao từ chính quyền Tổng thống Trump, Quốc hội đã không cấp ngân sách để mua thêm dầu thô cho vào kho SPR trong dự luật Kích thích Kinh tế", phát ngôn viên Bộ Năng lượng Mỹ cho hay.

"Bộ sẽ tiếp tục làm việc cùng Quốc hội để thực hiện chỉ thị của Tổng thống Trump, cung cấp cứu trợ cho ngành năng lượng Mỹ trong thời điểm hỗn loạn này", vị phát ngôn viên nói thêm.

Thất bại trong quan hệ hợp tác nhà nước - tư nhân

Cũng trong cuộc họp báo ngày 13/3, khi được hỏi liệu bản thân có chịu trách nhiệm về độ trễ lớn trong việc xét nghiệm virus corona tại Mỹ hay không, ông Trump đáp: "Tôi không phải chịu trách nhiệm gì hết!"

[Phần 2] Một tháng chống dịch của Tổng thống Trump: Thất hứa với cả cơ quan liên bang lẫn công ty tư nhân - Ảnh 2.

Chủ tịch kiêm CEO Matthew Sause của Roche Diagnostics phát biểu tại cuộc họp báo. (Ảnh: Getty Images)

Ông Trump cũng cho biết năng lực xét nghiệm sẽ sớm tăng lên đáng kể. Khi đó, ông đã chọn ra hai công ty để trả lời với báo giới như sau:

"Tôi muốn cảm ơn Roche Diagnostics, một công ty tuyệt vời, vì nỗ lực đáng kinh ngạc của họ. Tôi cũng muốn cảm ơn thêm Thermo Fisher", Tổng thống Trump nói.

Ông Trump cho biết Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt qui trình xét nghiệm của hai công ty cung cấp dịch vụ y tế trên. Sau đó, ông đưa ra một dự đoán: "Năng lực xét nghiệm sẽ tăng nhanh thôi. Khi đó, nước Mỹ có thể tiến hành thêm 1,4 triệu xét nghiệm trong tuần tới và 5 triệu xét nghiệm trong tháng tới. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ cần đến số đó đâu".

Roche và Thermo Fisher Scientific nói họ có thể xử lí hàng triệu xét nghiệm được phân phối theo lịch đến các phòng thí nghiệm trên khắp nước Mỹ - một điểm sáng hiếm hoi trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Xét nghiệm của hai công ty trên được thực hiện tại phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra mẫu bệnh phẩm có chứa virus corona chủng mới hay không.

Tuy nhiên, các xét nghiệm nói trên không phải là nguyên nhân chủ yếu tạo ra độ trễ trong công tác xét nghiệm của nước Mỹ.

Trên thực tế, Mỹ chậm chân vì bộ kit thu thập mẫu bệnh phẩm, tức các gạc và ống mà nhân viên y tế tuyến đầu gửi đến phòng thí nghiệm. Và các phòng thí nghiệm lại vật lộn với việc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

Trước ngày 13/3, lãnh đạo của các phòng thí nghiệm lớn tại Mỹ như LabCorp và Quest đã đến Nhà Trắng nhằm trình bày ba yêu cầu cốt lõi. Trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng, CEO của hai công ty trên cũng xuất hiện cùng ông Trump khi tổ công tác chuyên trách về đại dịch của Nhà Trắng cam kết sử dụng các nguồn lực chính phủ để hợp tác cùng họ.

Hơn một tháng sau, các phòng thí nghiệm này cùng với Hiệp hội Phòng thí nghiệm Lâm sàng Mỹ (tổ chức đại diện cho họ) vẫn giữ nguyên ba yêu cầu, gồm: chính phủ cấp ngân sách để xây dựng cơ sở xét nghiệm mới, đưa ra tiêu chuẩn quốc gia để ưu tiên ai nên được xét nghiệm và hỗ trợ về chuỗi cung ứng.

Ông Konyndyk nhận định, đó là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hợp tác nhà nước - tư nhân mà ông Trump ca ngợi hôm 13/3 chỉ là lời nói một chiều.

"Các công ty muốn một mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng giữa chính phủ và khu vực tư nhân. Thay vào đó, những gì chúng ta thấy chỉ là trò trở mặt của chính quyền ông Trump", ông Konyndyk nói.

Mặc dù cần sự trợ giúp của khu vực tư nhân, chính phủ liên bang lại không thể tác động nhiều đến các công ty này. Do đó, để cuộc chiến chống đại dịch diễn ra suôn sẻ, chính quyền ông Trump đáng lẽ phải hợp tác chặt chẽ và đàm phán trước khi tuyên bố những gì doanh nghiệp tư nhân sẽ làm. Tuy nhiên trên thực tế, không ai làm việc này, ông Konydyk cho hay.

Các công ty tư nhân chỉ thực hiện một phần lời hứa tại Vườn Hồng của ông Trump, tức tăng năng lực xét nghiệm so với một tháng trước.

Tuy nhiên, do hứa hẹn vượt quá những gì các công tư tư nhân sẵn lòng làm, và trong một số trường hợp là không tham vấn trước về những gì họ có thể làm, Nhà Trắng đã hứa hẹn nhiều mà không thực hiện được bao nhiêu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.