|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phá sản tự nguyện (Voluntary Bankruptcy) là gì? Đặc điểm và các hình thức khác

10:11 | 06/04/2020
Chia sẻ
Phá sản tự nguyện (tiếng Anh: Voluntary Bankruptcy) là một loại phá sản khi con nợ mất khả năng trả nợ và phải đưa đơn tuyên bố phá sản ra tòa án.
Phá sản tự nguyện (Voluntary Bankruptcy) là gì? Đặc điểm và các hình thức khác - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: The Blue Diamond Gallery)

Phá sản tự nguyện

Khái niệm

Phá sản tự nguyện trong tiếng Anh là Voluntary Bankruptcy. 

Phá sản tự nguyện là một loại phá sản khi con nợ mất khả năng trả nợ và phải đưa đơn tuyên bố phá sản ra tòa án.

Một định nghĩa đơn giản về phá sản tự nguyện chỉ đơn giản là khi con nợ chọn gửi đơn phá sản ra tòa án thay vì bị bắt buộc phải làm như vậy.

Phá sản tự nguyện là sự giải quyết có trật tự và công bằng cho các nghĩa vụ của con nợ.

Đặc điểm của Phá sản tự nguyện

Phá sản tự nguyện là một thủ tục phá sản mà một con nợ biết rằng họ không thể đáp ứng các yêu cầu nợ của các chủ nợ nên họ bắt đầu làm việc với tòa án.

Phá sản tự nguyện thường bắt đầu khi con nợ không tìm thấy giải pháp nào khác cho tình hình tài chính của họ.

Nộp đơn xin phá sản tự nguyện khác với nộp đơn xin phá sản không tự nguyện, Nộp đơn xin phá sản không tự nguyện xảy ra khi một hoặc nhiều chủ nợ kiến nghị tòa án đánh giá con nợ không có khả năng thanh toán khoản nợ.

Phá sản tự nguyện và các hình thức phá sản khác

Ngoài phá sản tự nguyện, các hình thức phá sản khác tồn tại, bao gồm phá sản không tự nguyện và phá sản kĩ thuật.

Một con nợ phải đạt được một mức nợ nhất định thì chủ nợ mới được yêu cầu phá sản không tự nguyện. Mức này sẽ thay đổi, tùy thuộc vào việc con nợ là cá nhân hay công ty.

Trong phá sản kĩ thuật, một cá nhân hoặc công ty sẽ vỡ nợ trên nghĩa vụ tài chính của họ, tuy nhiên điều này chưa được tuyên bố trước tòa.

Phá sản tự nguyện ở các tập đoàn

Khi một tập đoàn phá sản tự nguyện hoặc không tự nguyện, sẽ có các sự kiện cụ thể xảy ra cho tất cả các bên liên quan để nhận các khoản thanh toán khi đến hạn.

Điều này bắt đầu bằng việc phân phối tài sản cho các chủ nợ có bảo đảm, những người có tài sản thế chấp cho khoản vay của doanh nghiệp.

Nếu họ không thể tính được giá trị thị trường cho kí quĩ (có khả năng mất giá theo thời gian), các chủ nợ có bảo đảm có thể lấy tiền từ số dư tài sản thanh khoản của công ty.

Với các chủ nợ không có bảo đảm, những người đã cho các công ty vay tiền (ví dụ: trái chủ, nhân viên đang nợ tiền lương và thuế từ chính phủ), sẽ ưu tiền thanh toán cổ đông trước, sau đó dành cho các chủ nợ còn lại.

Trong tất cả các loại phá sản, phá sản tự nguyện là phổ biến nhất.

(Theo Investopedia)