Nhiều khả năng BIDV sẽ hoàn tất phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược vào năm 2019
KBNN sẽ tiếp tục rút tiền khỏi BIDV trong 6 tháng cuối năm? | |
Tòa tuyên án vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê: Ba ngân hàng không phải hoàn trả 6.100 tỷ cho VNCB |
Hoàn tất phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược trong năm 2019?
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã CK: BID) là một trong ba ngân hàng có vốn của nhà nước (Vietcombank, VietinBank và BIDV) có yêu cầu tăng vốn để cải thiện hệ số CAR trước khi tiêu chuẩn Basel 2 được triển khai vào năm 2020.
Trong Đại hội cổ đông năm nay, BIDV tiếp tục đề ra kế hoạch nâng vốn điều lệ từ 34.187 tỷ lên 43.638 tỷ đồng với hai phương án chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài và người lao động. |
BIDV cũng loay hoay khá lâu với kế hoạch tăng vốn này nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Do ngân hàng đã đạt đến giới hạn trong việc huy động vốn cấp 2 nên chỉ còn còn đường tăng vốn cấp 1. BIDV đã bắt đầu công tác lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2015 thông qua hoạt động tiếp tục với nhà đầu tư tiềm năng nhưng nay vẫn chưa có kết quả rõ ràng.
Theo đưa tin trước đó từ Businesskorea, ngân hàng Hàn Quốc KEB Hana Bank đang tiến hành mua lại cổ phần của BIDV và gần như đã đạt được một thỏa thuận và đang trong giai đoạn cuối của quá trình đàm phán nhằm đặt được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
KEB Hana Bank đang trong quá trình mua cổ phần BIDV? |
Theo CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC), trong năm 2018 BIDV sẽ chỉ hoàn thành 1 đợt tăng vốn cấp 1 trong năm nay, với mức tăng vốn 15% và sẽ hoàn tất phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược trong năm 2019.
Giá cổ phiếu giảm mạnh làm tăng triển vọng vụ phát hành riêng lẻ của BIDV
HSC cũng cho rằng thương vụ phát hành riêng lẻ của BIDV sẽ có triển vọng hơn nhờ giá cổ phiếu đã điều chỉnh mạnh gần đây.
Theo phân tích của công ty chứng khoán này, bất kỳ thương vụ nào đều phải thực hiện trên nguyên tắc giá thị trường. Và sau đợt tăng mạnh của cổ phiếu ngành ngân hàng kéo dài đến quý I/2018, định giá cổ phiếu đã cao hơn mức bình quân khu vực. Và do đó khó để huy động tiền các đối tác chiến lược thường theo sát mức định giá bình quân khu vực trong các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã giảm 42,8% từ mức đỉnh, khả năng có thể hoàn tất phát hành riêng lẻ hiện trở nên khả quan hơn.
Đến hiện tại mức giá phát hành chưa được đề cập nhưng giá thị trường của cổ phiếu luôn là mức tham chiếu chuẩn mực mà Nhà nước sử dụng. Thông thường, giá tham chiếu thường là giá giao dịch bình quân 10 - 20 ngày trên thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể. Và giá phát hành thường sẽ không được thấp hơn mức giá tham chiếu đó.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý đến vấn đề nợ xấu của BIDV với con số không nhỏ (13.839 tỷ đồng nợ xấu). Điều đó có thể làm giảm mức giá kỳ vọng của cổ phiếu ngân hàng này. HSC ước tính mức giá phát hành tiềm năng sẽ có thể dao động từ 1,5 - 2,0 lần (tức là 24.000đ – 32.000đ/cp) dựa trên quy mô thị trường, khả năng sinh lời và chất lượng tài sản của BIDV.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 7/8, thị giá cổ phiếu BID dừng lại ở mức 27.300 đồng/cp, giảm 60% từ mức đỉnh đạt vào tháng 4 (45.500 đồng/cp). Khối lượng giao dịch bình quân trong 10 phiên liên tiếp trước đó là gần 3,2 triệu cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu BID trong 6 tháng gần nhất (Nguồn: VnDirect) |