KBNN sẽ tiếp tục rút tiền khỏi BIDV trong 6 tháng cuối năm?
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV mới nhất tháng 8/2018 | |
BIDV rao bán Dự án 584 - Lilama SHB Plaza với giá khởi điểm gần 1.200 tỷ đồng |
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) |
KBNN sẽ rút tiếp tiền ra khỏi BIDV?
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), Kho bạc Nhà nước (KBNN) có thể rút một phần tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong 6 tháng cuối năm 2018.
BIDV là ngân hàng thương mại có cổ phần nhà nước và được KBNN lựa chọn để gửi tiền gửi thanh toán. Trong năm 2017, tiền gửi KBNN đã tăng 106,2% so với cùng kỳ lên 59 nghìn tỷ đồng và đạt mức cao nhất là 63 nghìn tỷ đồng trong quý I/2018. Tuy nhiên đến hết quý II/2018, số dư tiền gửi của KBNN đã giảm xuống còn 55,9 nghìn tỷ đồng, bằng 5,8% tổng tiền gửi khách hàng.
Một số chỉ tiêu tài chính của BIDV tại 30/6/2018 (Nguồn: BCTC BIDV) |
Ngoài BIDV, số dư tiền gửi của KBNN tại Vietcombank cũng đã giảm gần 100 nghìn tỷ đồng, một con số khá lớn khiến tổng tài sản của ngân hàng này tụt mốc 1 triệu tỷ đồng.
HSC cho rằng tốc độ giải ngân cho các dự án công trong nửa cuối năm 2018 có thể nhanh hơn, nên số dư tiền gửi của Kho bạc tại BIDV sẽ tiếp tục giảm. Theo đó BIDV sẽ cần nguồn tiền gửi mới để bù đắp.
Chi phí huy động tiền gửi tăng
Tính đến 30/6/2018, tổng tiền gửi khách hàng đạt 964 nghìn tỷ đồng, tăng 12,18% so với đầu năm. BIDV đã nâng lãi suất huy động thêm khoảng 0,15% để thu hút tiền gửi trung hạn (từ 3-12 tháng). Tỷ trọng khách hàng gửi tiền trung hạn tăng từ 39% lên 42% trong 6 tháng qua.
Trong tổng vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn đạt 790 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so với đầu năm) chiếm 82% trong khi cuối năm trước là 80,7%; tiền gửi không kỳ hạn đạt 173 nghìn tỷ đồng (tăng 8,3%) chiếm gần 18%. Tiền gửi bằng VNĐ tăng 12,8%, tiền gửi USD tăng 1,7%.
HSC ước tính chi phí huy động của BIDV giữ nguyên ở 4,66%. Trong đó chi phí huy động tiền gửi khách hàng tăng 0,15% lên 4,88%. Trong khi đó, chi phí vay liên ngân hàng giảm 0,72% xuống còn 2,34%; chi phí phát hành giấy tờ có giá gần như giữ nguyên ở 6,84%.
BIDV còn khoảng 10.254 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC
Trong 6 tháng đầu năm chi phí dự phòng của BIDV tăng mạnh lên 10.006 tỷ đồng, tăng 58,06% so với cùng kỳ. Trong đó, 9.332 tỷ đồng chi phí dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho vay khách hàng (tăng 103,88% so với cùng kỳ) và 674 tỷ đồng là chi phí dự phòng cho trái phiếu VAMC (giảm 58,51%).
Theo ước tính của HSC, BIDV vẫn còn nắm giữ 19.347 tỷ đồng trái phiếu VAMC với chi phí dự phòng tích lũy là 10.254 tỷ đồng. Do đó, giá trị thuần trái phiếu VAMC còn lại là 9.093 tỷ đồng (tương đương 0,98% tổng dư nợ).
BID cũng đã xóa 10.848 tỷ đồng nợ xấu trong 6 tháng đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu sau xử lý là 1,49% (cuối năm 2017 là 1,61%). HSC cho rằng BIDV đã thu hồi thành công 111 tỷ đồng nợ xấu cũng như không có nợ xấu hình thành mới. Tổng nợ xấu đến 30/6 là 13.839 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 chiếm 0,51% tổng dư nợ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/