|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những vấn đề còn tranh cãi trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2

16:25 | 05/08/2018
Chia sẻ
Sáng mai (6/8), phiên toà xét xử vụ Phạm Công Danh sẽ đi vào phần tuyên án. Trải qua hơn 2 tuần lễ xét xử lần 2 vụ án, nhiều vấn đề như trách nhiệm hoàn trả số tiền 6.100 tỷ của ba ngân hàng hay thu hồi số tiền 4.500 tỷ từ BIDV vẫn đang còn gây tranh cãi khá gay gắt.
nhung van de con tranh cai trong vu an pham cong danh giai doan 2 Nói lời sau cùng, ông Phạm Công Danh 'đổ lỗi tất cả' cho bà Phấn và tái cơ cấu
nhung van de con tranh cai trong vu an pham cong danh giai doan 2 Vụ xử ông Phạm Công Danh: 1 ngân hàng có 2 mức vốn điều lệ?

Phiên toà xét xử đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng - VNCB), Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank) cùng 44 đồng phạm cố ý làm trái gây hậu quả thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng xảy ra VNCB (sau là CBBank) đã diễn ra trong hơn hai tuần lễ.

Ngày mai (6/8), Hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ tiến hành nghị án.

nhung van de con tranh cai trong vu an pham cong danh giai doan 2
Bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê tại phiên tòa.

Ông Phạm Công Danh được đề xuất mức án tổng hợp 30 năm tù, ông Trầm Bê từ 4 - 5 năm tù

Trước đó, ngày 30/7 Viện kiểm sát (VKS) đã công bố bản luận tội và các mức án đề xuất đối với các bị cáo.

Bị cáo Phạm Công Danh đề nghị án 20 năm tù, tổng hợp án là 30 năm tù; Trầm Bê từ 4 -5 năm tù; Phan Thành Mai 30 năm tù; Phan Huy Khang từ 3 - 4 năm tù,...

Các bị cáo Đinh Việt Cường, Đặng Thị Bích Thuỷ (cán bộ tại TPBank) 5-6 năm tù;

Các bị cáo nguyên là cán bộ của BIDV Nguyễn Vũ Bảo, Nguyễn Ngọc Sơn được đề nghị 2 -3 năm tù treo, ông Hoàng Long Hà 3 năm tù treo.

Nói lời sau cùng, ông Phạm Công Danh mong HĐXX ghi nhận nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án. Ông cho rằng nguyên nhân xảy ra vụ án này là do đề án tái cơ cấu và do bà Hứa Thị Phấn gây ra, lừa gạt tất cả các cơ quan nhà nước, chính phủ. Ông cũng mong HĐXX tạo điều kiện thể khắc phục hậu quả.

Trong khi đó, ông Trầm Bê trình bày về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh gia đình và những đóng góp của mình đối với ngành ngân hàng trong suốt 38 năm qua. Ông cho rằng mình không sai và mức án từ 4-5 năm tù là rất nặng nề. Ông mong HĐXX xem xét về tội trạng, giảm nhẹ để hòa nhập với xã hội sớm.

nhung van de con tranh cai trong vu an pham cong danh giai doan 2 VKS đề xuất án 30 năm tù với Phạm Công Danh, từ 4 - 5 năm tù với Trầm Bê

VKS giữ nguyên quan điểm thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ Sacombank, BIDV và TPBank

VKS cũng giữ nguyên quan điểm, tiếp tục đề nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng được xác định là tiền thiệt hại trong vụ án từ ba ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank trả cho CBBank để khắc phục hậu quả. Đồng thời, VKS cũng cho rằng không có căn cứ khấu trừ 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.

Trước quan điểm luận tội này, cả 3 ngân hàng tiếp tục phản đối và cho rằng các giao dịch cho vay đều hợp pháp, đúng quy định của luật TCTD. Đồng thời đưa ra những hệ lụy khó lường nếu việc thu hồi được thực hiện.

Trong quá trình vay vốn tại các ngân hàng, mặc dù có sai sót nhưng không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các hợp đồng giữa các bên. Hơn nữa, kết quả giám định của NHNN cũng đã khẳng định các ngân hàng thực hiện là đúng quy định. Do đó, các luật sư của ba ngân hàng đều cho rằng việc thu hồi số tiền trên là không công bằng.

Luật sư Huệ Ninh đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho Sacombank cho rằng nếu có khoản tiền hơn 6.100 tỷ đồng là vật chứng cần thu hồi, thì không còn nằm ở Sacombank nữa, do đó việc thu hồi không còn phù hợp.

Bên cạnh đó, luật sư cho rằng việc thu hồi sẽ ảnh hưởng tâm lý đên các cổ đông, nhà đầu tư và hoạt động 3 ngân hàng. Đại diện Sacombank cũng cho rằng việc thu hồi sẽ tạo ra tiền lệ xấu đối với hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Ngân hàng phải đối diện với nguy cơ khiếu nại của khách hàng mà không bị hạn chế bởi pháp lý nào. Đồng thời, một tiền lệ xấu khác xảy ra là nếu HĐQT và pháp nhân vay tiền vi phạm pháp luật thì tổ chức tín dụng cho vay sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Đồng quan điểm, luật sư của TPBank ông Lê Hồng Hiển cho rằng trình tự thủ tục, xử lý tài sản đảm bảo của TPBank cũng tuân thủ quy định. Theo đó, việc thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng không có đủ pháp lý, không tuân thủ luật tố tụng hình sự.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho BIDV cũng bảo lưu quan điểm, đề nghị không thu hồi số tiền trên. Luật sư cho rằng quan điểm thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ 3 ngân hàng của VKS là không có căn cứ. Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng đã nói không thể thực hiện thu hồi trong phiên tòa xét xử lần 1. Tại phiên tòa trả hồ sơ bổ sung, chủ tọa phiên tòa cũng yêu cầu làm rõ căn cứ chứng minh việc thu hồi, đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Theo luật sư, người chịu trách nhiệm bồi thường trong vụ án là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, có mối quan hệ trực tiếp liên quan đến hành vi phạm tội. 3 ngân hàng không hề vi phạm điều này, do đó yêu cầu bồi thường số tiền là điều hết sức phi lý, không phù hợp với Điều 48 Luật tố tụng hình sự.

Ngoài ra, luật sư còn chỉ rõ số tiền 6.126 tỷ đồng không phải vật chứng vụ án, chỉ là số liệu tài chính thể hiện hành vi vi phạm. Đây không phải số tiền thực được thu giữ, bảo quản đúng trình tự vật chứng vụ án, do đó không thể gọi đây là vật chứng.

4.500 tỷ đồng đi đâu về đâu?

Các luật sư cho rằng cần làm rõ chi tiết việc sử dụng số tiền 4.500 tỷ đồng tại VNCB, số tiền này chưa bao giờ thuộc sở hữu của VNCB. Do đó, cần phải được thu hồi và hoàn trả cho những cá nhân, tổ chức góp vốn (nhóm Phạm Công Danh) trước đó.

Theo luật sư Phan Trung Hoài, số tiền 4.500 tỷ đồng do ông Danh dùng các pháp nhân để đưa vào VNCB nhằm tăng vốn điều lệ nhưng không được chấp thuận vậy nên phải trả lại cho các pháp nhân trên để khắc phục hậu quả. Cần thu hồi các số tiền không hợp pháp để có cơ sở giải quyết vụ án.

Các bị cáo Phan Thành Mai và Phạm Công Danh đều khẳng định, số tiền được chuyển về VNCB nhằm mục đích tăng vốn điều lệ nhưung không được sử dụng. Toàn bộ số tiền này đã hoà lẫn vào dòng tiền chung và sử dụng cho mục đích của CBBank, các bị cáo không rút ra sử dụng cá nhân.

Trả lời tại toà, đại diện CBBank cũng xác nhận vấn đề này, tuy nhiên, không thể bóc tách số tiền này đã dử dụng để chi cho mục đích gì của ngân hàng.

Xem thêm

Minh Anh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.