|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày của Việt Nam tháng 2/2020 giảm mạnh

14:09 | 21/03/2020
Chia sẻ
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày của Việt Nam trong tháng 2 đạt 369 triệu USD, tăng 0,89% so với tháng trước đó và tăng 13,91% với cùng tháng năm 2019.

Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Culture Trip)

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt mayda giày của Việt Nam trong tháng 2 đạt 369 triệu USD, tăng 0,89% so với tháng trước đó và tăng 13,91% với cùng tháng năm 2019. 

Tính chung trong hai tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 734 triệu USD, giảm 8,68% so với cùng kì năm ngoái.

Trong tháng 2, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày chủ yếu từ Trung Quốc với 103 triệu USD, chiếm 27,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 43,07% so với tháng 1 song tăng 4,1% so với cùng kì 2019. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong hai tháng đầu năm từ Trung Quốc lên 284 triệu USD, giảm 7,42% cùng kì.

Tiếp theo là Hàn Quốc với hơn 50 triệu USD, chiếm 13,6% trong tổng kim ngạch, tăng 26,01% so với tháng 1 và tăng 8,25% cùng kì. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Hàn Quốc đạt 89 triệu USD, giảm 16,72% so với cùng kì năm ngoái.

Đứng thứ ba là thị trường Mỹ với 36 triệu USD, chiếm 10% trong tổng kim ngạch, tăng 40,36% so với tháng 1 song giảm 7,58% so với cùng kì năm ngoái.

Sau cùng là Đài Loan (TQ) với hơn 35 triệu USD, chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch, tăng 51,03% so với tháng 1/2020 và tăng 22,05% so với cùng kì năm ngoái. Sự suy giảm này chủ yếu do dịch COVID-19 lây lan mạnh trên toàn cầu, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hầu hết thị trường đều có kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kì. 

Một số thị trường có kim ngạch tăng mạnh bao gồm Singapore tăng 925,52% lên hơn 2 triệu USD; tiếp theo là Áo tăng 155,62% lên 295 nghìn USD; Hà Lan tăng 74,11% lên 577 nghìn USD; sau cùng là Anh tăng 22,92% lên hơn 3,3 triệu USD.

Ngược lại, thị trường có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh bao gồm Brazil giảm 34,2% so với cùng kì xuống 9,5 triệu USD; tiếp theo là Malaysia giảm 30,72% xuống 3 triệu USD; Tây Ban Nha giảm 30,19% xuống 648 nghìn USD; sau cùng là Pakistan giảm 26,66% so với cùng kì năm 2019 xuống còn 2,8 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu trong hai tháng đầu năm 2020. ĐVT: USD  

Thị trường

Tháng 2/2020

So với tháng 1/2020 (%)

2 tháng đầu năm 2020

So với 2 tháng đầu năm 2019 (%)

Tổng kim ngạch

369.375.309

0,89

734.732.880

-8,68

Argentina

3.733.197

74,94

5.867.142

19,38

Ấn Độ

8.954.950

40,88

15.313.693

-2,36

Anh

2.027.750

52,34

3.361.443

22,92

Áo

184.226

65,17

295.765

155,62

Ba Lan

520.226

106,50

772.154

-9,86

Brazil

6.039.907

69,98

9.593.219

-34,20

Canada

107.176

-17,18

236.589

-9,81

Đài Loan (TQ)

35.940.227

51,03

59.737.303

-5,69

Đức

4.872.709

106,26

7.234.890

14,72

Hà Lan

478.029

380,89

577.434

74,11

Hàn Quốc

50.199.271

26,01

89.452.786

-16,72

Mỹ

36.830.391

40,36

63.071.134

-19,04

Hồng Kông (TQ)

11.196.641

1,63

22.213.720

-17,85

Indonesia

4.565.548

41,58

7.791.934

-15,63

Italy

22.556.866

44,92

38.106.777

-3,24

Malaysia

1.812.638

46,83

3.047.502

-30,72

New Zealand

372.324

207,15

493.543

-17,11

Nhật Bản

23.649.023

72,08

37.393.467

-9,95

Australia

1.633.606

66,68

2.613.674

20,38

Pakistan

1.895.679

92,66

2.879.635

-26,66

Pháp

304.603

54,60

501.624

21,37

Singapore

129.113

-93,19

2.026.436

925,52

Tây Ban Nha

399.898

60,58

648.971

-30,19

Thái Lan

30.143.912

77,86

47.093.465

1,53

Trung Quốc

103.094.186

-43,07

284.010.231

-7,42

 

 

Phùng Nguyệt

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.