Doanh nghiệp dệt may, da giày trước nguy cơ phá sản vì dịch COVID-19
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết chiều ngày 5/3, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc tại một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đang phải đối mặt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Công ty May 10 chia sẻ về việc sức ép lãi vay ngắn hạn, trả nợ gốc; nỗi lo nhân công; nguy cơ khách hàng hủy đơn hàng do ảnh hưởng nguồn cung trong khi đối tác vẫn cần hàng... dẫn đến nguy cơ phá sản. Tuy nhiên dông ty cũng đã chủ động xây dựng các kịch bản, phương án khi dịch bệnh có thể kết thúc hoặc kéo dài.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, dù trong tình huống rất xấu cũng không được để xảy ra tình trạng phá sản vì chúng ta còn có trách nhiệm xã hội rất lớn. Theo Bộ trưởng, cần tiếp tục chăm lo cho người lao động, có chính sách phù hợp để duy trì đội ngũ người lao động có tay nghề cao.
Còn ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây, cho biết công ty chủ yếu sản xuất giày lưu hóa nên tỉ lệ nội địa hóa trên 70%. Bên cạnh đó một số vải đặc chủng như vải dệt kẻ, vải in hoa... thì vẫn cần nhập khẩu.
Dù tỉ lệ nội địa hóa cao nhưng theo ông Nguyễn Thanh Tùng, cũng như nhiều doanh nghiệp da giày khác, công ty đang gặp khó khăn trong vấn đề nguyên liệu.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng với tỉ lệ nội địa hóa cao, có những đôi giày lên đến 95% doanh nghiệp nên tìm kiếm các thị trường nguyên liệu khác, ưu tiên khai thác thị trường trong nước, tránh để phụ thuộc vào một thị trường cụ thể.
Bộ trưởng cũng giao Cục Công nghiệp, Cục Xúc tiến thương mại cùng với hệ thống thương vụ, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối và mở rộng thị trường để xúc tiến, quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn.
Bàn về các giải pháp trong bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài, ông Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ, do sản xuất theo hình thức FOB, công ty đã và đang chủ động liên hệ, tìm kiếm các nhà cung cấp trong và ngoài nước, đồng thời chủ động đàm phán với khách hàng đề nghị lùi đơn hàng, hoặc thay đổi một số loại nguyên phụ liệu.
Bên cạnh đó, về việc đón nhận cơ hội từ EVFTA, ông Tùng cho rằng khách hàng từ châu Âu sẽ ưu tiên lựa chọn công ty đến từ Việt Nam vì bên cạnh các yếu tố thuận lợi về thuế suất được hưởng từ Hiệp định, đối tác châu Âu cũng đánh giá cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của công ty hơn các doanh nghiệp đến từ nhiều nước khác.
Vì vậy, EVFTA chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường châu Âu một cách thuận lợi hơn.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, khó khăn, thách thức luôn song hành cùng cơ hội. Đây là lúc các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa và triển khai thực chất hơn chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, cơ cấu lại thị trường, đối tác… qua đó hạn chế rủi ro, giảm bớt sự phụ thuộc vào chỉ một hoặc một vài thị trường trọng điểm.
Đồng thời cần tập trung phát triển thương mại điện tử, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp triển khai phân phối hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử tại thị trường nội địa là một giải pháp hiệu quả trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/