|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nhà môi giới toàn phần (Full-Service Broker) là gì? Môi giới chứng khoán và cố vấn tài chính

17:17 | 11/11/2019
Chia sẻ
Nhà môi giới toàn phần (tiếng Anh: Full-Service Broker) là một công ty môi giới tài chính được cấp phép cung cấp nhiều dịch vụ bao gồm nghiên cứu và tư vấn đầu tư, lập kế hoạch nghỉ hưu, tư vấn thuế,...
maxresdefault

Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com

Nhà môi giới toàn phần

Khái niệm

Nhà môi giới toàn phần trong tiếng Anh là Full-Service Broker.

Một nhà môi giới toàn phần là một công ty môi giới tài chính được cấp phép cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng của họ, các dịch vụ này bao gồm nghiên cứu thị trường và tư vấn đầu tư, lập kế hoạch nghỉ hưu, cho các lời khuyên về thuế và nhiều hơn nữa. Tất nhiên, tất cả các mục này đều có giá đi kèm, hay còn được gọi là phí hoa hồng. Phí hoa hồng tại các công ty môi giới toàn phần cao hơn nhiều so với các công ty môi giới bán phần.

Các nhà môi giới toàn phần có thể cung cấp kiến thức chuyên môn cho những người không có thời gian để tìm hiểu và cập nhật các vấn đề phức tạp như thuế hoặc kế hoạch bất động sản. Tuy nhiên, đối với những người chỉ muốn thực hiện giao dịch mà không cần có các dịch vụ bổ sung, các nhà môi giới bán phần là lựa chọn tối ưu hơn.

Đặc điểm của nhà môi giới toàn phần

Các nhà môi giới toàn phần cho phép có sự tùy biến trong việc hỗ trợ và tương tác để tạo điều kiện giao dịch, quản lí danh mục đầu tư, lập kế hoạch tài chính và dịch vụ quản lí tài sản cho khách hàng một cách tốt nhất. Khách hàng được chỉ định cho một nhà môi giới chứng khoán cá nhân hoặc cố vấn tài chính. Họ là nguồn lực chính phụ trách tương tác với khách hàng tại công ty môi giới toàn phần.

Môi giới chứng khoán và cố vấn tài chính

Nhà môi giới chứng khoán là các chuyên gia được cấp phép quản lí đầu tư và đưa ra các lời khuyên tài chính cho khách hàng, họ phải vượt qua các kì thi Series 7, Series 63 và Series 65 để được cấp phép. Các nhà môi giới làm việc tại các công ty tài chính cũng cần phải được đăng kí với cơ quan quản lí ngành tài chính, điển hình là Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính (FINRA) của Mỹ.

Việc phân biệt một nhà môi giới chứng khoán và một cố vấn tài chính là một điều rất quan trọng. Các nhà môi giới chứng khoán hướng tới việc cung cấp các sản phẩm chứng khoán và dịch vụ dựa trên số giao dịch, trong khi các cố vấn tài chính cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm lập kế hoạch bất động sản, lập kế hoạch tài chính và kế hoạch ngân sách, các sản phẩm bảo hiểm và thậm chí tư vấn về thuế.

Lợi ích khác của môi giới toàn phần

Các công ty môi giới toàn phần có các bộ phận nghiên cứu với các nhà phân tích kinh nghiệm cung cấp các báo cáo và đề xuất chi tiết dành riêng cho khách hàng. Họ cũng có các đơn vị ngân hàng đầu tư có thể cung cấp cho khách hàng được cho phép có quyền sử dụng một số sản phẩm tài chính đặc biệt.

Ví dụ như các đợt phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO), nợ cao cấp, cổ phiếu ưu đãi, các công cụ nợ, các quan hệ đối tác có hạn chế và nhiều cơ hội đầu tư đặc biệt và thay thế khác. Đây là một trong những lợi thế chính của các công ty môi giới toàn phần.

Các nhà môi giới toàn phần thường có các dòng sản phẩm nội bộ như quĩ tương hỗ, quĩ quản lí danh mục đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ cho vay và quĩ giao dịch trao đổi (ETF). Tất cả các môi giới toàn phần đều cung cấp các địa chỉ văn phòng hành chính cho khách hàng ghé thăm.

Khách hàng của các nhà môi giới toàn phần thường đánh giá cao sự tiện lợi của việc có một nhà môi giới cá nhân xử lí tất cả các nhu cầu đầu tư của họ. Nó là lựa chọn trọn gói cho quản lí tài chính và đầu tư. Hầu hết các công ty môi giới toàn phần đều có nền tảng trực tuyến và cơ sở vật chất để thực hiện các giao dịch.

Các nhà đầu tư tự định hướng thường tận dụng các nền tảng này để có được các tài nguyên nghiên cứu nền tảng, thực hiện các lệnh và sử dụng các công cụ phân tích kĩ thuật.

 (Theo Investopedia)

Lê Thảo

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.