|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ngân hàng thu nợ xấu (Bad Bank) là gì? Những mô hình cơ bản của ngân hàng thu nợ xấu

18:23 | 07/04/2020
Chia sẻ
Ngân hàng thu nợ xấu (tiếng Anh: Bad Bank) là ngân hàng được thiết lập để mua các khoản nợ xấu và tài sản thanh khoản kém của một tổ chức tài chính khác.
Ngân hàng thu nợ xấu (Bad Bank) là gì? Những mô hình cơ bản của ngân hàng thu nợ xấu. - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: itv.com)

Ngân hàng thu nợ xấu

Khái niệm

Ngân hàng thu nợ xấu trong tiếng Anh là Bad Bank.

Ngân hàng thu nợ xấu là ngân hàng được thiết lập để mua các khoản nợ xấu và tài sản thanh khoản kém của một tổ chức tài chính khác. Tổ chức nắm giữ tài sản không sinh lời sẽ bán những tài sản đó cho ngân hàng thu nợ xấu với giá thị trường. Bằng cách chuyển các tài sản đó sang ngân hàng thu nợ xấu, tổ chức tài chính có thể xóa các khoản đó trong bảng cân đối kế toán của mình mặc dù vẫn buộc phải ghi giảm.

Một ngân hàng thu nợ xấu cũng có thể giả định tài sản rủi ro của một nhóm các tổ chức tài chính, thay vì một ngân hàng duy nhất.

Người được và người mất của Ngân hàng thu nợ xấu

Mặc dù các cổ đông và trái chủ thường đứng trước việc mất tiền từ giải pháp này, nhưng những người gửi tiền thì không. Các ngân hàng mất khả năng thanh toán có thể được tái cấp vốn, quốc hữu hóa hoặc thanh lí. Hoặc nếu những ngân hàng không mất khả năng thanh toán, các nhà quản lí ngân hàng thu nợ xấu có thể tập trung hoàn toàn vào việc tối đa hóa giá trị của các tài sản có rủi ro cao đã mua lại.

Đánh giá về Ngân hàng thu nợ xấu

Một số người chỉ trích việc thiết lập các ngân hàng thu nợ xấu, nổi bật, nếu các quốc gia tiếp nhận các khoản nợ xấu, điều này khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro không đáng có, dẫn đến rủi ro đạo đức.

Công ty tư vấn McKinsey đã liệt kê ra 4 mô hình cơ bản của Ngân hàng thu nợ xấu năm 2009. Bao gồm:

- Bảo lãnh trên bảng cân đối kế toán (thường là bảo lãnh chính phủ), mà ngân hàng sử dụng để bảo vệ một phần danh mục đầu tư của mình khỏi thua lỗ. 

- Một công ty phục vụ mục đích đặc biệt (special-purpose entity - SPE), trong đó ngân hàng chuyển tài sản xấu của mình sang một tổ chức khác (một lần nữa, thường được chính phủ hỗ trợ).

- Tái cấu trúc nội bộ minh bạch hơn, trong đó ngân hàng thiết lập một đơn vị riêng để nắm giữ các tài sản xấu (giải pháp không giúp ngân hàng tách khỏi rủi ro). 

- Một ngân hàng thu nợ xấu tách ra, tức là ngân hàng thành lập một ngân hàng độc lập mới để nắm giữ các tài sản xấu, cách ly hoàn toàn ngân hàng ban đầu khỏi rủi ro.

Ví dụ về cấu trúc Ngân hàng thu nợ xấu

Một ví dụ nổi tiếng về một ngân hàng thu nợ xấu là Ngân hàng Quốc gia Grant Street. Ngân hàng này được thành lập vào năm 1988 để giữ các tài sản xấu của Ngân hàng Mellon.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm hồi sinh mối quan tâm đối với giải pháp ngân hàng thu nợ xấu, khi các nhà quản lí tại một số tổ chức lớn nhất thế giới dự tính tách biệt tài sản không sinh lời của họ.

Sau cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Ben Bernanke đã đề xuất ý tưởng sử dụng một ngân hàng thu nợ xấu do chính phủ điều hành trong cuộc suy thoái. Mục đích của việc này là làm sạch các ngân hàng tư nhân có mức độ tài sản rủi ro cao và cho phép họ bắt đầu cho vay một lần nữa. Một chiến lược thay thế mà Fed xem xét đó là kế hoạch bảo hiểm bảo lãnh. Điều này sẽ giữ các tài sản xấu trên sổ sách của ngân hàng nhưng loại bỏ rủi ro của ngân hàng, thay vì chuyển nó cho người nộp thuế.

Bên ngoài Mỹ vào năm 2009, Ireland đã thành lập Cơ quan quản lí tài sản quốc gia để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính của quốc gia.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.