|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Neo giá (Pegging) là gì? Đặc điểm và các trường hợp neo giá

15:54 | 18/04/2020
Chia sẻ
Neo giá (tiếng Anh: Pegging) là việc kiểm soát tỉ giá tiền tệ của một quốc gia bằng cách gán vào loại tiền tệ của quốc gia khác hoặc điều chỉnh giá của một tài sản trước khi hết hạn quyền chọn.
Neo giá (Pegging) là gì? Đặc điểm và các trường hợp neo giá - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Cafef)

Neo giá

Khái niệm

Neo giá trong tiếng Anh là Pegging.   

Neo giá là việc kiểm soát tỉ giá tiền tệ của một quốc gia bằng cách gán vào loại tiền tệ của quốc gia khác hoặc điều chỉnh giá của một tài sản trước khi hết hạn quyền chọn.

Đôi khi, ngân hàng trung ương của một quốc gia sẽ tham gia vào các hoạt động thị trường mở để ổn định tiền tệ bằng cách neo giá hoặc điều chỉnh tiền tệ tương ứng với đồng tiền quốc gia khác.

Nó cũng có thể đề cập đến hành động thao túng giá tài sản cơ sở trước khi hết hạn quyền chọn.

Đặc điểm của Neo giá

Nhiều quốc gia sử dụng neo giá để giữ tiền tệ của họ ổn định so với quốc gia khác. Biến động rộng trong tiền tệ có thể khá bất lợi cho các giao dịch kinh doanh quốc tế.

Neo giá theo USD khá phổ biến. Ở châu Âu, đồng Franc Thụy Sĩ đã được neo giá theo đồng Euro trong giai đoạn 2011-2015, điều này đã được thực hiện ngày càng nhiều để hạn chế sức mạnh của đồng Franc Thụy Sĩ từ dòng vốn đầu tư dai dẳng.

Neo giá cũng là một chiến lược do người mua và người bán đề ra trong các quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Người bán thường liên quan đến chiến lược neo giá này để tăng hoặc giảm giá của chứng khoán cơ sở khi quyền chọn gần đến ngày hết hạn. Lí do là họ có động cơ tiền tệ để đảm bảo rằng người mua không thực hiện hợp đồng quyền chọn.

Một định nghĩa ít được biết đến về neo giá là neo giá xảy ra chủ yếu ở các thị trường tương lai, và dẫn tới việc trao đổi hàng hóa liên kết giới hạn giao dịch hằng ngày với giá thanh toán của ngày hôm trước, để kiểm soát biến động giá.

Neo giá tiền tệ

Ngân hàng trung ương của một quốc gia sẽ tham gia vào thị trường mở để mua và bán tiền tệ nhằm duy trì tỉ lệ được neo giá, cái được coi là mang lại sự ổn định tốt nhất.

Nếu giá trị tiền tệ của một quốc gia có biến động lớn, các công ty nước ngoài sẽ gặp khó khăn hơn trong việc điều hành và tạo ra lợi nhuận.

Ví dụ, nếu một công ty của Mỹ hoạt động ở Brazil, công ty phải chuyển đổi đồng USD thành đồng Reals Brazil để tài trợ kinh doanh.

Nếu giá trị của đồng tiền Brazil thay đổi đáng kể so với đồng USD, công ty Mỹ có thể phải chịu một khoản lỗ khi chuyển đổi trở lại thành đồng USD Mỹ. Hình thức rủi ro tiền tệ (Currence risk) này khiến công ty gặp khó khăn trong việc quản lí tài chính.

Để giảm thiểu rủi ro tiền tệ, nhiều quốc gia áp dụng neo giá theo đồng USD của Mỹ, nơi có nền kinh tế lớn và ổn định.

Neo giá quyền chọn

Người mua trong quyền chọn mua phải trả một khoản phí để có quyền mua cổ phiếu (chứng khoán cơ sở) với giá thực hiện được chỉ định trong khi người bán trong quyền chọn bán nhận được khoản phí quyền chọn đó và có nghĩa vụ phải bán cổ phiếu.

Ví dụ, một nhà đầu tư mua quyền chọn mua cổ phiếu XYZ với giá thực hiện là $45 hết hạn vào ngày 31/7 và trả phí quyền chọn bắt buộc. Người bán nhận được phí và trò chơi chờ đợi bắt đầu.

Người bán muốn giá của cổ phiếu cơ bản vẫn ở mức trên $45 đã trừ đi phí quyền chọn được trả cho mỗi cổ phiếu, trong khi người mua lại muốn xem giá nếu dưới mức đó.

Nếu giá của cổ phiếu XYZ rất gần với mức này, thì cả hai sẽ cố gắng mua và bán để ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu XYZ đến bao giờ đạt mức có lợi cho họ. Hoạt động này được gọi là neo giá.

Mặc dù khái niệm neo giá này có thể áp dụng cho cả hai bên, nhưng được sử dụng chủ yếu bởi người bán vì họ có thêm động lực để không thấy hợp đồng quyền chọn được thực thi.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.