|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nền kinh tế kế hoạch hóa (Planned Economy) là gì? Thành phần kinh tế và cơ chế hoạt động

11:20 | 23/10/2019
Chia sẻ
Nền kinh tế kế hoạch hóa (tiếng Anh: Planned Economy) là một nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập.
Nền kinh tế kế hoạch hóa (Planned Economy) là gì? Thành phần kinh tế và cơ chế hoạt động - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: WallPick - Best Wallpapers 4K)

Nền kinh tế kế hoạch hóa (Planned Economy)

Khái niệm

Nền kinh tế kế hoạch hóa trong tiếng Anh là Planned Economy.

Nền kinh tế kế hoạch hóa (hay nền kinh tế chỉ huy) là nền kinh tế với cơ chế ngược lại hoàn toàn với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường. Đồng thời quan hệ cung cầu được xác lập thông qua các công tác kế hoạch hóa.

Quan hệ cung cầu

- Cầu trong nền kinh tế kế hoạch hóa được nhà nước và chính phủ chính toán trên cơ sở thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Khi đã tính toán và xác định được cầu thì cung sẽ được cân đối trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thành phần kinh tế và cơ chế hoạt động

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thành phần kinh tế duy nhất là kinh tế nhà nước.

Quản lí kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ trên bàn giao xuống dưới. Động lực thúc đẩy nền kinh tế là chỉ tiêu sản xuất do nhà nước giao cho các doanh nghiệp. 

Không có cạnh tranh trong sản xuất, động cơ lợi nhuận hoàn toàn không có. Đòn bẩy kinh tế nằm ở dạng: khen thưởng về tinh thần và vật chất, kết hợp với những phong trào thi đua và ý thức tự giác lao động.

Nhà nước nắm toàn bộ các khâu liên quan đến yếu tố đầu vào của sản xuất bằng cách giao nguyên vật liệu, trả lương cho lao động, cung cấp vốn sản xuất (cả vốn cố định và vốn lưu động), giao quyền sử dụng đất… Đó là chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm.

Nhà nước cũng đồng thời nắm chặt khâu lưu thông phân phối sản phẩm, bao gồm cả việc định giá bán cho tất cả các loại hàng hóa. Tức là nhà nước quản lí về khối lượng và chất lượng hàng hóa mỗi loại, phân phối chúng cho ai và phân phối như thế nào.

Các doanh nghiệp sản xuất lúc này chỉ còn phải trả lời một câu hỏi là: sản xuất như thế nào? mà thôi. Vì vậy doanh nghiệp cũng chỉ còn quan tâm đến quá trình sản xuất ở trong nội bộ doanh nghiệp của mình. 

Khi hàng hóa đã ở dạng thành phẩm nhập kho, các nhà sản xuất đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhà nước có trách nhiệm lấy hàng và bán hàng. Doanh nghiệp không lo hàng hóa do họ sản xuất có bán được ra hay không và bán với giá bao nhiêu.

Điều kiện phát triển khách quan

Trong lịch sử phát triển kinh tế, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hay kinh tế chỉ huy đã từng phát huy tác dụng đem lại năng suất và hiệu quả cao. Chẳng hạn nền kinh tế nước Đức trong thời kì Hitle, nền kinh tế các nước Đông Âu mà điển hình là Liên Xô cũ trong những năm 1950 – 1970, nền kinh tế Việt Nam những năm chiến tranh chống Mỹ.

Khi đất nước có chiến tranh, khi nhà nước muốn dốc sức để hướng tới một mục đích nào đó, hoặc khi điều kiện của chủ nghĩa Cộng sản (theo học thuyết cả Karl Marx và F. Engels) chín muồi, trình độ kinh tế và trình độ xã hội đã rất cao (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp với nhau), khi đó nền kinh tế kế hoạch hóa do nhà nước chỉ huy sẽ phát huy được tác dụng.

Như vậy, mỗi học thuyết kinh tế đều gắn với hoàn cảnh ra đời, điều kiện tồn tại và phát triển khách quan của nó. Nền kinh tế kế hoạch hóa chắc chắn là một học thuyết khoa học đã từng phát triển và sẽ còn phát triển khi có những điều kiện khách quan tồn tại xuất hiện.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế Thủy lợi – NXB Xây Dựng)

Đỗ Đức Nhượng

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.