|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mũi tàu Ever Given bị hư hỏng, quản lý kênh Suez tính chuyện tháo dỡ container

22:07 | 28/03/2021
Chia sẻ
Đại diện công ty quản lý siêu tàu container Ever Given cho biết phần mũi của con tàu này bị hư hỏng nhẹ và các thủy thủ phải dùng bơm cỡ lớn để đẩy nước từ trong tàu ra ngoài.
Mũi tàu Ever Given bị hư hỏng, quản lý kênh Suez tính chuyện tháo dỡ container - Ảnh 1.

Tàu Ever Given chắn ngang kênh Suez nhìn từ vệ tinh, phía bên trái là con tàu nạo vét cát. (Ảnh: Maxar Technologies/Getty Images).

Hãng tin Bloomberg dẫn lời Bernhard Schulte Shipmanagement - công ty quản lý kỹ thuật của Ever Given cho biết mũi của con tàu này đã bị hỏng khiến nước tràn vào hai bể chứa trong thân tàu.

Các bơm công suất lớn đã được sử dụng để bơm nước ra ngoài và hiện nay con tàu đã ổn định, người phát ngôn của Bernhard Schulte cho hay.

Sau khi tàu được giải cứu khỏi nơi mắc cạn, các chuyên gia sẽ đánh giá liệu con tàu có đủ điều kiện để rời kênh đào hay không. Hiện chưa có lý do gì để cho rằng Ever Given sẽ không thể rời khỏi Suez, đại diện Bernhard Schulte nói.

Mũi tàu Ever Given bị hư hỏng, quản lý kênh Suez tính chuyện tháo dỡ container - Ảnh 2.

Máy xúc cần mẫn dọn đất xung quanh mũi tàu Ever Given ở Suez. (Ảnh: Bloomberg).

Trong một diễn biến khác, ông Osama Rabie - Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh Suez trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Arabiya cho biết ông đang chuẩn bị cho kịch bản giảm tải trọng của tàu Ever Given bằng cách tháo dỡ bớt các container. Tuy nhiên ông vẫn hy vọng rằng sẽ không cần dùng đến biện pháp khó khăn và tốn thời gian này.

Ever Given là một trong các tàu vận tải lớn nhất thế giới. Khi gặp nạn ở Suez, siêu tàu này đang chở theo khoảng 20.000 container với tổng trọng tải khoảng 224.000 tấn. Nếu xếp tất cả container trên tàu thành một đường thẳng thì chiều dài sẽ lên tới 120 km.

Việc tháo dỡ số container này đòi hỏi phải có các cần cẩu khổng lồ chuyên dụng đặt trên sà lan. Số lượng cần cẩu đáp ứng được yêu cầu này không nhiều và để chuyển đến được Suez cũng mất nhiều thời gian.

Phương án khác là sử dụng các trực thăng vận tải loại lớn. Tuy vậy, cách này có nhược điểm là vô cùng đắt đỏ, và số lượng trực thăng và phi công đáp ứng được yêu cầu cũng không nhiều.

Ông Joseph Farrell III - Giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh của công ty trục vớt Resolve Marine (Mỹ) cho biết giá thuê máy bay trực thăng vận tải trong một giờ có thể lên đến 20.000 USD. Riêng công đoạn vận chuyển trực thăng đến hiện trường ở Suez cũng có thể tốn tới 1,7 triệu USD.

Cơ quan quản lý kênh Suez cho biết đến nay đã nạo vét được 27.000 m3 đất cát quanh thân tàu và chạm tới độ sâu 18 m. Càng để lâu, nhiệm vụ giải cứu Ever Given sẽ càng khó khăn do trầm tích ở đáy kênh tích tụ quanh thân tàu bị mắc cạn.

Theo số liệu của công ty dịch vụ hàng hải Shipping Services, hiện có 352 tàu hàng đang đứng đợi ở khu vực Cảng Port Said, Cảng South Suez và Hồ Great Bitter. Trong 24 giờ tới, sẽ có thêm 23 tàu nữa đến khu vực kênh đào Suez để chờ được đi qua.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.