|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance) là gì? Phân loại và ví dụ minh họa

22:00 | 31/12/2019
Chia sẻ
Một số người thoải mái với sự không chắc chắn hơn những người khác và mức độ mà các cá nhân tham gia vào một số hành vi nhất định để đạt được trạng thái thoải mái được gọi là mức độ e ngại rủi ro (tiếng Anh: Uncertainty Avoidance).
Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance) là gì? Phân loại và ví dụ minh họa - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: The Audiopedia

Mức độ e ngại rủi ro 

Khái niệm

Mức độ e ngại rủi ro trong tiếng Anh là uncertainty avoidance.

Sự không chắc chắn (uncertainty) là một trạng thái mà trong đó các kết quả và điều kiện là không xác định hoặc không thể đoán trước. 

E ngại rủi ro thể hiện chừng mực mà con người có thể chấp nhận rủi ro và sự không chắc chắn trong cuộc sống của họ.

Một số người thoải mái với sự không chắc chắn hơn những người khác và mức độ mà các cá nhân tham gia vào một số hành vi nhất định để đạt được trạng thái thoải mái được gọi là mức độ e ngại rủi ro

Phân loại mức độ e ngại rủi ro

Mức độ e ngại rủi ro là một trong năm khía cạnh văn hóa được Geert Hofstede, nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan, trình bày trong cuốn sách "Những ảnh hưởng của văn hóa" năm 1980.

Cùng với khác niệm về e ngại rủi ro, Hofstede đã phát triển chỉ số e ngại rủi ro. Chỉ số này đo lường mức độ e ngại rủi ro để so sánh giữa các quốc gia với nhau. 

Nếu mức độ e ngại rủi ro thấp, cho thấy người dân trong nước thoải mái với sự bất thường, có xu hướng khởi sự kinh doanh nhiều hơn, chấp nhận nhiều rủi ro hơn và ít phụ thuộc vào các qui tắc cấu trúc. Những xã hội có mức độ e ngại rủi ro thấp thường giúp các thành viên làm quen và chấp nhận sự không chắc chắn.

Các nhà quản lí rất nhanh nhạy và tương đối thoải mái khi chấp nhận rủi ro nên họ ra quyết định khá nhanh. Con người chấp nhận cuộc sống mỗi ngày xảy đến và làm việc bình thường vì họ không lo lắng về tương lai. Họ có xu hướng dung hòa được các hành động và quan điểm khác biệt so với bản thân họ vì họ không cảm thấy sợ sệt.

Trung Quốc, Ấn Độ, Ireland, Jamaica và Mỹ là những ví dụ tiêu biểu nhất cho các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro thấp.

Ngược lại, các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro cao mong muốn sự ổn định hơn, phụ thuộc vào các qui tắc cấu trúc và chuẩn mực xã hội hơn và ít chấp nhận rủi ro hơn. Họ thường thiết lập nên các tổ chức để tối thiểu hóa rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính.

Các công ty tập trung tạo ra việc làm ổn định và thiết lập các qui định để điều chỉnh các hoạt động của nhân viên cũng như tối thiểu hóa sự không minh bạch. Các nhà lãnh đạo thường phải mất nhiều thời gian để ra quyết định vì phải xem xét hết mọi khả năng xảy ra rủi ro. 

Bỉ, Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước có mức độ e ngại rủi ro tương đối cao.

Ví dụ về các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro cao và thấp

Bong bóng nhà đất và khủng hoảng tài chính là một ví dụ điển hình về mức độ e ngại rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ một quốc gia. Mỹ là quốc gia nằm trong tâm sự kiện bong bóng nhà đất, với các nhà đầu tư không chuyên chấp nhận rủi ro đáng kể trong thị trường nhà đất. Các ngân hàng thì đầy tham vọng khi thúc đẩy bong bóng bằng việc cho các cá nhân rủi ro vay tiền. Kết quả là thảm họa đã xảy ra, với sự sụt giảm 50% trên thị trường chứng khoán và giá nhà trung bình ở một số thị trường giảm xuống 30% so với mức giá cao nhất.

Trong khi đó, Bỉ duy trì các hành động bảo thủ. Trong khi bong bóng nhà đất và cho vay linh hoạt xâm nhập vào Bỉ thì nó thường phải được thông qua các nhà cho vay quốc tế. Cuối cùng, nền kinh tế Bỉ đã tốt hơn nhiều so với nền kinh tế Mỹ, một phần là do mức độ e ngại rủi ro cao. Điều này được chứng minh bằng việc tại Bỉ không có nhiều các nhà đầu tư bán lẻ chấp nhận rủi ro đáng kể bằng cách mua bất động sản.

(Theo Study.com)

Ích Y

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.