|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Miễn trừ trách nhiệm – Điều khoản cần có trong quá trình tái cơ cấu

19:31 | 26/09/2017
Chia sẻ
Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của NHNN Việt Nam, World Bank, Malaysia, Ấn Độ đều đồng tình với quan điểm cần có điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong quá trình tái cơ cấu TCTD và xử lý nợ xấu để đảm bảo cho nguồn nhân lực có chất lượng trong quá trình này.
mien tru trach nhiem dieu khoan can co trong qua trinh tai co cau
Ông Dato Sri Abdul Hamidy - Chủ tịch Ủy ban Tái cơ cấu Nợ Doanh nghiệp của Malaysia (Ảnh:DB)

Vấn đề miễn trừ trách nhiệm của các cá nhân tham gia quá trình tái cơ cấu TCTD là một trong những vấn đề nóng được đưa ra bàn luận trong hội thảo: “Xử lý nợ xấu tại Việt Nam” được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với World Bank ngày 26/9.

Phát biểu trong hội thảo, Ông Dato Sri Abdul Hamidy - Chủ tịch Ủy ban Tái cơ cấu Nợ Doanh nghiệp của Malaysia (CDRC) cho biết Malaysia đã áp dụng cơ chế miễn trừ trách nhiệm đối với những người tham gia xử lý nợ xấu. Theo ông, nếu không có điều khoản này, những người thực hiện có thể bị kiện, khiến cho không ai dám tiếp tục thực hiện công việc và tổ chức của họ sẽ không có nhân lực. Ngoài ra, những người làm việc tại Danaharta còn được mua bảo hiểm, nếu bị kiện thì công ty bảo hiểm sẽ là người thanh toán.

Ông nhấn mạnh cần có sự đối trọng về quyền lực để đảm bảo có sự tuân thủ trong những hướng dẫn mà nhà nước đã đưa ra. Theo ông bất cứ chính sách nào đưa ra cũng cần có những chế tài nhất định để đảm bảo người tham gia không làm những điều không ngay tình.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN - ông Đoàn Thái Sơn cho rằng ở hầu hết hết các quốc gia, nhiều trường hợp các cá nhân tham gia quá trình tái cơ cấu TCTD, xử lý nợ xấu phải đưa ra những quyết định mà người khác không hiểu được. Nói như ngôn ngữ dân gian là “năm ăn năm thua”. Khi có những quyết định này thì không thể nói rằng nó sẽ mang lại thành công hay thất bại vì kết quả cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

mien tru trach nhiem dieu khoan can co trong qua trinh tai co cau
Ông Đoàn Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN phát biểu trong hội thảo (Ảnh:DB)

Nếu không có điều khoản miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ này thì sẽ có lúc những tình huống bị lật trở lại, trong khi những hoàn cảnh đã trôi qua rồi khi đứng ở vị trí người nhìn lại thì sẽ có những suy nghĩ khác. Khi đó có thể sẽ đặt ra những câu hỏi như: Tại sao không làm? hoặc tại sao không làm cách khác mới có hiệu quả cao hơn? Do đó, những cá nhân đã tham gia quá trình tái cơ cấu trước đây có thể bị xem xét lại về vấn đề trách nhiệm dân sự và có khi là hình sự, đặc biệt là khi kết quả xử lý không được như ý muốn.

Ông xác định mục tiêu xuyên suốt của NHNN, Chính Phủ là muốn trình Quốc hội Việt Nam thông qua điều khoản miễn trừ trách nhiệm cho cá nhân tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD với điều kiện là người tham gia hành động cẩn trọng, thực hiện hết trách nhiệm của mình và kết quả xảy ra là khách quan. Điều khoản này đã được đưa vào dự thảo sửa đổi của Luật các TCTD nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng tình và nhất trí của các đại biểu Quốc hội.

Ông Sơn cho rằng kinh nghiệm của Malaysia là một minh chứng tốt để có được sự ủng hộ thêm của Quốc hội trong thời gian sắp tới.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Karlis Bauze - Chuyên gia cao cấp ngành tài chính World Bank cho biết Hy Lạp cũng từng gặp trường hợp tương tự trong việc xác định tổng nợ xấu, sự sai lệch trong quá trình tổng hợp có thể lên đến hàng triệu USD. Sự sai lệch này tạo ra vấn đề trong quá trình đánh giá độc lập sau này. Ông cũng cho rằng nên có một điều khoản bảo vệ những người thực hiện quá trình tái cơ cấu.

Tiếp đó, ông Sumant Batra - Chủ tịch Kesar Dass & Associates (Ấn Độ) cũng đưa ra quan điểm nên có điều khoản miễn trừ trách nhiệm nhưng tránh làm theo phương thức “phủ chăn” bảo vệ toàn bộ những hành động. Theo ông nếu những hành vi khách quan thì nên được bảo vệ, có thể là từ một cơ quan bảo hiểm, cùng với đó phải có một cơ chế kiểm tra làm đối trọng.

Như vậy có thể thấy rằng xét về lý luận và thực tiễn áp dụng trên các nước khác, điều khoản miễn trừ trách nhiệm là điều khoản cần có trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD. Tuy nhiên, cần xác định rõ phạm vi giảm trừ và có một chế tài nào đó để quản lý trách nhiệm và công việc thực hiện.

mien tru trach nhiem dieu khoan can co trong qua trinh tai co cau Hôm nay, Nghị quyết về xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực

Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/06/2017 chính thức có hiệu lực kể từ ngày hôm ...

mien tru trach nhiem dieu khoan can co trong qua trinh tai co cau Xử lý tài sản bảo đảm theo nghị quyết về xử lý nợ xấu: Vẫn còn những điểm trừ

Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày ...

mien tru trach nhiem dieu khoan can co trong qua trinh tai co cau Miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho người tham gia tái cơ cấu TCTD trong trường hợp nào?

Việc miễn trừ trách nhiệm chỉ thực hiện khi việc tái cơ cấu TCTD không đạt kết quả do nguyên nhân khách quan. Trường hợp ...

Diệp Bình