|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nên miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD kiểm soát đặc biệt

16:59 | 18/09/2017
Chia sẻ
Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém được kiểm soát đặc biệt, việc có quy định về miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt là rất cần thiết.
nen mien trach nhiem doi voi nguoi tham gia co cau lai tctd kiem soat dac biet Đề xuất thêm các trường hợp ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt
nen mien trach nhiem doi voi nguoi tham gia co cau lai tctd kiem soat dac biet Miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho người tham gia tái cơ cấu TCTD trong trường hợp nào?

Sáng nay (18/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp với việc cho ý kiến về một số vấn đề lớn của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD).

nen mien trach nhiem doi voi nguoi tham gia co cau lai tctd kiem soat dac biet

Thẩm tra dự án này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Cơ quan soạn thảo đã phối hợp rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung toàn bộ các quy định tại dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, ngoài ra tiếp thu, sửa đổi, bổ sung thêm tại 11 điều, khoản.

Cụ thể là những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 34), trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan (Điều 39), nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát (Điều 45), nghĩa vụ của cổ đông phổ thông (Điều 54), tỷ lệ sở hữu cổ phần (Điều 55), góp vốn, mua cổ phần (Điều 103), góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính (Điều 110), hạn chế cấp tín dụng (Điều 127), giới hạn cấp tín dụng (Điều 128), giới hạn góp vốn, mua cổ phần (Điều 129) và tỷ lệ bảo đảm an toàn (Điều 130) của Luật Các TCTD.

Về phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật, một số ý kiến nhất trí phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật nhằm xử lý một số vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay. Một số ý kiến thì đề nghị sửa đổi Luật Các TCTD một cách toàn diện, tổng thể.

Ủy ban Kinh tế cho rằng, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD lần này nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý TCTD yếu kém, hạn chế, ngăn ngừa TCTD yếu kém mới phát sinh, xử lý các vướng mắc, bất cập trong quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD. Việc sửa đổi toàn diện các quy định tại Luật Các TCTD cần tiến hành đồng thời với việc sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án cơ cấu lại TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, đòi hỏi có thời gian nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng tác động theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính hiệu quả, khả thi. Do vậy, xin được giữ phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều mà chưa sửa đổi toàn diện Luật Các TCTD.

Liên quan đến nguồn lực thực hiện phương án cơ cấu lại, Thường vụ Quốc hội thống nhất với các ý kiến đề nghị tuân thủ nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt.

“Ủy ban Kinh tế tiếp tục giữ quan điểm tương tự như phương án xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém cũng như chủ trương theo Nghị quyết của Quốc hội số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính quốc gia

5 năm giai đoạn 2016-2020, không sử dụng ngân sách Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại các TCTD, không chi trả tiền gửi vượt hạn mức cho người gửi tiền cá nhân”, ông Thanh nói.

Về miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt (Điều 147), một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt vì không đảm bảo tính thống nhất với Luật Cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, cán bộ tham mưu của Ngân hàng Nhà nước, cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt, cán bộ được điều động tham gia vào quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém phải tham gia xử lý một công việc rất khó, phức tạp, không có tiền lệ, quy định của pháp luật lại chưa được đầy đủ và một số trường hợp gặp rủi ro pháp lý. Từ thực tế đó, không ít cán bộ tìm cách từ chối khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý TCTD yếu kém. Thiếu hụt nguồn nhân lực tham gia xử lý TCTD yếu kém là vấn đề đang vướng mắc hiện nay.

Bên cạnh đó, Nguyên tắc số 2 của 25 nguyên tắc cốt lõi về thanh tra, giám sát theo Basel II (phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) có quy định về việc các cán bộ của cơ quan quản lý phải được bảo vệ khỏi các trách nhiệm dân sự và hình sự đối với các hành động, thiếu sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao trên tinh thần công tâm, trung thực; các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kông cũng có quy định tương tự.

Vì vậy, để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém được kiểm soát đặc biệt, việc có quy định về miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt là rất cần thiết.

Thấu hiểu những khó khăn này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ tiếp thu đề xuất này của cơ quan soạn thảo và hứa sẽ tiếp thu và chỉnh sửa ở luật khác chứ không thể quy định trong luật này. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, luật khác được nhắc đến ở đây là Luật hình sự. Tuy nhiên, Bộ Luật này lại vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 vào chiều ngày 20/6 vừa qua.

Phía Ủy ban Kinh tế cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Cơ quan soạn thảo rà soát quy định những nguyên tắc, trường hợp cụ thể tránh lợi dụng quy định miễn trừ này.

Một trong những nội dung quan trọng khác là vấn đề lãi suất. Có ý kiến đề nghị rà soát, sửa đổi quy định về lãi suất tại Điều 91 Luật Các TCTD do không phù hợp với quy định về lãi suất tại Bộ luật Dân sự. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho biết, Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 91 Luật Các TCTD quy định: “TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, Ủy ban này khẳng định, TCTD được cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng theo quy định của Luật Các TCTD và Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, trừ trường hợp áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Như vậy, quy định tại Điều 91 của Luật Các TCTD phù hợp với quy định tại Bộ luật Dân sự và khuôn khổ pháp lý điều chỉnh về lãi suất trong hoạt động cho vay của TCTD.

Tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, đại diện cho Ban soạn thảo cũng đã giải trình thêm nhiều nội dung được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm.

Dương Công Chiến

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.