Miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho người tham gia tái cơ cấu TCTD trong trường hợp nào?
Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ tham gia tái cơ cấu TCTD yếu kém (Ảnh minh hoạ) |
Việc miễn trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân được cử tham gia xử lý tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém vốn đã được đề cập trong kiến nghị và dự thảo về Luật hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu. Đây được đánh giá là một trong những bước tiến mới so với các quy định trước đây.
Bởi việc bổ sung điều khoản này vào luật nhằm đảm bảo nguồn nhân lực xử lý TCTD yếu kém. Từ đó, nâng cao hiệu quả xử lý để các TCTD yếu kém có cơ hội phục hồi lành mạnh.
Trên thực tế cho thấy có không ít cán bộ xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý TCTD yếu kém; bao gồm tham gia vào Ban kiểm soát đặc biệt, tham gia quản lý, điều hành TCTD yếu kém.
Khuôn khổ pháp lý xử lý TCTD yếu kém chưa hoàn thiện gây khó khăn, rủi ro pháp lý cho NHNN nói chung cũng như các cán bộ xử lý trực tiếp nói riêng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cán bộ, công tác chỉ đạo của NHNN. Qua đó, tác động lớn đến nguồn nhân lực xử lý TCTD yếu kém, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý.
Nội dung dự thảo gần nhất của NHNN vào đầu tháng 4 cũng đã đề cập vấn đề này: "Khi tham gia xử lý TCTD yếu kém, cán bộ công chức NHNN, thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt, nhân sự của ngân hàng hỗ trợ không chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả của việc thực hiện phương án xử lý TCTD yếu kém".
Tuy nhiên, do không nêu rõ về vấn đề chủ quan hay khách quan nên quy định này gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng các cá nhân tham gia có thể lợi dụng quy định này để thực hiện các hành vi lạm quyền do không e ngại phải chịu trách nhiệm.
Đến giữa tháng 4, NHNN bổ sung giải pháp: "Các cá nhân này sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các sai phạm, hậu quả đã xảy ra trước đây được miễn trách nhiệm pháp lý khi thực hiện đúng công việc được giao trong quá trình tham gia xử lý TCTD yếu kém".
Trong đó, NHNN cũng đề xuất cần quy định chặt chẽ về phạm vi được miễn trách nhiệm pháp lý là chỉ bao gồm đối với các sai phạm, hậu quả đã xảy ra trước đây và khi thực hiện đúng công việc được cấp có thẩm quyền giao trong quá trình tham gia xử lý TCTD yếu kém.
Dựa trên các ý kiến này, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật các TCTD mà Chính phủ sẽ trình Quốc hội tới đây đã quy định rõ hơn về việc miễn trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân được cử tham gia xử lý TCTD yếu kém. Đối tượng này bao gồm cán bộ, công chức, thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, người của TCTD được NHNN chỉ định tham gia thực hiện phương án cơ cấu.
Theo đó, những người này sẽ không phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khi việc không đạt kết quả không phải do nguyên nhân chủ quan, trừ trường hợp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Điều này không thay đổi trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến nợ xấu, tình trạng yếu kém của TCTD. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân này được thực hiện theo quy định pháp luật.
‘Chuyển giao bắt buộc’ sẽ được đưa vào Luật các TCTD ra sao?
Phương án chuyển giao bắt buộc do NHNN trình Chính phủ phê duyệt. Khoản vốn góp của TCTD nhận chuyển giao bắt buộc vào NHTM ... |
Chuyển giao bắt buộc TCTD được hiểu như thế nào?
"Chuyển giao bắt buộc" là một khái niệm mới được Chính phủ đưa ra khi bàn về Dự thảo Luật tái cơ cấu tổ chức ... |
Chính phủ bàn về đột phá thể chế xử lý các ngân hàng yếu kém
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành các luật riêng về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ ... |