|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bỏ quy định miễn trách nhiệm và sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình tái cơ cấu TCTD

17:12 | 09/10/2017
Chia sẻ
Tiếp thu những ý kiến đóng góp về dự thảo Luật các TCTD, Ủy ban thường vụ quốc hội đã thực hiện điều chỉnh bỏ những quy định về việc sử dụng ngân sách, miễn thuế và miễn trách nhiệm cho các cá nhân tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD trong dự thảo.
bo quy dinh mien trach nhiem va su dung ngan sach nha nuoc trong qua trinh tai co cau tctd
Bỏ quy định sử dụng ngân sách nhà nước và miễn trách nhiệm trong dự thảo Luật các TCTD (Ảnh minh hoạ)

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội, Hiệp hội ngân hàng và một số tổ chức tín dụng (TCTD), Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH) đã đưa ra bản giải trình về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD).

Không quy định việc sử dụng ngân sách trong quá trình tái cơ cấu

Cụ thể, về việc quy định trong dự thảo luật việc sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình cơ cấu lại các TCTD, các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, UBTVQH có ý kiến bỏ quy định về biện pháp hỗ trợ chi trả tiền gửi vượt hạn mức cho người gửi tiền cá nhân khi thực hiện phương án phá sản. Đồng thời, bổ sung quy định giao Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt. Sự thay đổi này sẽ được báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính thống nhất đồng bộ của pháp luật về thuế, biện pháp miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của TCTD được kiểm soát đặc biệt cho đến hết lỗ luỹ kế được bãi bỏ. Cùng với đó, điều khoản về các biện pháp hỗ trợ cho TCTD nhận sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý cũng không còn được áp dụng. Những chính sách thuế có liên quan được đề nghị Chính phủ xem xét đề xuất khi sửa đổi bổ sung các luật thuế.

Bỏ quy định miễn trách nhiệm đối với người tham gia tái cơ cấu TCTD

Đặc biệt, UBTVQH cũng quyết định bỏ quy định về miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Điều khoản này cần được quy định tại các luật có liên quan như Bộ luật hình sư, Luật cán bộ, công chức.

Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo, UBTVQH cho rằng việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD lần này là nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý TCTD yếu kém. Còn việc sửa đổi toàn diện Luật Ngân hàng gắn với xử lý nợ giai đoạn 2016 – 2020 cần có thời gian để nghiên cứu và đánh giá.

Một số ý kiến cho rằng cần có quy định để bảo đảm sự thống nhất giữa Luật NHNN, Luật Doanh nghiệp và Luật Phá sản. Theo UBTVQH thì trong điều 3 Luật các TCTD 2010 đã quy định cụ thể và đã yêu cầu các cơ quan có liên quan thực hiện rà soát lại. Đồng thời, các quy định về quản lý và xử lý TCTD yếu kém cũng đã được đối chiếu phù hợp với Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Cùng với đó, UBTVQH tiếp thu, bổ sung các hình thức, biện pháp xử lý TCTD yếu kém phù hợp như sáp nhập, hợp nhất, phá sản, giải thể, bán toàn bộ cổ phần cho nhà đầu tư mới và một số biện pháp phục hồi theo cơ chế thị trường. Các biện pháp này sẽ được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người gửi tiền, an toàn hệ thống.

Đồng thời dự thảo Luật cũng bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm của TCTD, cổ đông và thành viên góp vốn trong dự thảo Luật cũng như các cơ chế thu hút nhà đầu tư mới tham gia vào quá trình tái cơ cấu.

bo quy dinh mien trach nhiem va su dung ngan sach nha nuoc trong qua trinh tai co cau tctd Nên miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD kiểm soát đặc biệt

Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém được kiểm soát đặc biệt, việc có quy định ...

Diệp Bình

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).