|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lược đồ đẳng lượng (Isoquant map) là gì? Điểm lựa chọn kết hợp nguồn lực trong đường đẳng lượng

01:43 | 20/10/2019
Chia sẻ
Lược đồ đẳng lượng (tiếng Anh: Isoquant map) là tập hợp các đường đẳng lượng được sắp xếp từ thấp tới cao.
Untitled

Hình minh họa

Lược đồ đẳng lượng (Isoquant map)

Khái niệm

Lược đồ đẳng lượng trong tiếng Anh là Isoquant map.

Lược đồ đẳng lượng (Isoquant map) là tập hợp các đường đẳng lượng được sắp xếp từ thấp tới cao. Nó là cách trình bày bằng hình ảnh mức sản lượng ngày càng tăng trong mỗi thời kì của một nhà sản xuất khi anh ta di chuyển ngày càng xa gốc tọa độ, tức sử dụng ngày càng nhiều lượng của cả hai đầu vào nhân tố trong hình a dưới đây:

Capture

Hình a

Các đường đẳng lượng không cắt nhau

Các đường đẳng lượng là đại lượng đếm được và con số trên các đường đẳng lượng trong hình a cho biết qui mô sản lượng sản xuất trong mỗi thời kì. Đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau vì hai đường đẳng lượng cắt nhau hàm ý có sự lựa chọn không nhất quán hay phi lí giữa hai đầu vào nhân tố của người sản xuất

Mặc dù người ta dễ dàng thay thế các nhân tố đầu vào trong quá trình sản xuất, nhưng trên thực tế điều này không thể diễn ra vô hạn. Người ta phải có mức tối thiểu nào đó của một trong hai nhân tố nếu muốn đạt mức sản lượng nhất định. Chẳng hạn, dể sản xuất 300 đơn vị hàng hóa trong hình a, ít nhất phải có VL nhân tố X hay UT nhân tố Y. Sở dĩ như vậy là vì tại điểm T, đường đẳng lượng nằm ngang và điều này có nghĩa là tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên của X cho Y bằng 0.

Tương tự, tại điểm L đường đẳng lượng nằm ngang và điều này có nghĩa là tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên giữa X và Y bằng 0. Tại điểm L, đường đẳng lượng thẳng đứng và điều này cho thấy phía ngoài điểm này, sự thay thế Y bằng X làm giảm sản lượng và đường này biểu thị thực tế là đường đẳng lượng ngày càng xa dần so với trục Y.

Điểm lựa chọn kết hợp nguồn lực trong đường đẳng lượng

Hai đường tạo thành hình chóp xuất phát từ gốc tọa độ trong hình a phác họa bộ phận của đường đẳng lượng mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn các kết hợp nguồn lực. Đường trên của hình nón nối tất cả các điểm mà tại đó đường đẳng lượng trở nên thẳng đứng, còn đường dưới là quĩ tích các điểm mà tại đó đường đẳng lượng trở nên nằm ngang. 

Chúng ta có được những mối liên hệ điển hình giữa các đường đẳng lượng bằng cách vạch ra một đường MN cắt ngang qua lược đồ đẳng lượng. Khi chuyển từ M lên phía trên, chúng ta xác định được mức sản lượng có thể sản xuất ra bằng cách tăng lượng đầu vào Y, trong khi giữ nguyên lượng đầu vào X bằng OM.

Khi di chuyển dọc theo đường MN, không phải chỉ có sản lượng tăng mà ngay cả tốc độ tăng của sản lượng cũng tuân theo một qui luật nào đó. Chẳng hạn trong hình b, sản lượng tăng nhanh hơn mức tăng đầu vào Y tại các điểm A và B, nhưng tốc độ tăng của sản lượng giảm dần.

Capture

Hình b

Tại điểm D, tốc độ tăng của sản lượng bằng tốc độ tăng của đầu vào Y. Tại điểm F, tốc độ tăng đầu vào lớn hơn tốc độ tăng của sản lượng. Qui luật này được gọi là qui luật tỉ trọng nhân tố thay đổi.

Chúng ta có thể nhận thấy qui luật này bằng cách theo dõi biểu hiện của sản lượng dọc theo đường OK trong hình a. Khi di chuyển từ gốc tọa độ tới K, khoảng cách của các đường đẳng lượng nối tiếp theo nhau giảm dần cho tới khi đạt điểm P. Sau điểm này, khoảng cách giữa các đường đẳng lượng tiếp theo nhau ngày càng lớn hơn. Dọc theo đường OK, lượng ngày càng tăng của hai đầu vào nhân tố X và Y được kết hợp với nhau theo cùng một tỉ lệ.

Đường sản phẩm hiện vật cận biên cảu đầu vào Y được vẽ trong hình c bằng cách sử dụng đường tổng sản lượng trong hình b. Khi lượng nhân tố Y tăng từ OA1 lên OD1, sản phẩm cận biên của Y tăng. Sau đó, nếu tiếp tục tăng mức sử dụng Y, sản phẩm cận biên của nó sẽ giảm và mang dấu âm khi lượng Y sử dụng lớn hơn OF1. Sản phẩm cận biên của Y đạt mức tối đa tại D khi mức sử dụng Y bằng OD1.

Capture

Hình c

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân) 

TH