|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình tăng tốc (Accelerator model) là gì? Nội dung mô hình tăng tốc

17:58 | 16/10/2019
Chia sẻ
Mô hình tăng tốc (tiếng Anh: Accelerator model) là mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa đầu tư ròng hay phái sinh (bằng tổng đầu tư trừ đầu tư thay thế) và tỉ lệ thay đổi của thu nhập quốc dân.
Rostow model (1)

Hình minh họa

Mô hình tăng tốc (Accelerator model)

Định nghĩa

Mô hình tăng tốc trong tiếng Anh là Accelerator modelMô hình tăng tốc là mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa đầu tư ròng hay phái sinh (bằng tổng đầu tư trừ đầu tư thay thế) và tỉ lệ thay đổi của thu nhập quốc dân.

Nội dung mô hình tăng tốc

Sự gia tăng thu nhập và chi tiêu cho tiêu dùng sẽ tạo ra sức ép đối với năng lực sản xuất hiện có và điều này khích lệ các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn mức cần thiết để thay thế phần hao mòn của khối lượng tư bản hiện có, tức đầu tư vào máy móc, thiết bị và nhà xưởng mới để đáp ứng mức cầu cao hơn.

Vì vậy, chúng ta có thể coi đầu tư là một hàm của thu nhập, tức: I = f(ΔY). 

Sự gia tăng trong đầu tư phái sinh đến lượt nó lại tăng cường tác dụng của nhân tử trong quá trình làm tăng thu nhập quốc dân. 

Sự gia tăng đầu tư (ΔI) sẽ tạo ra sự thay đổi trong thu nhập (ΔY) và tiêu dùng (ΔC), qua đó khuếch đại sự thay đổi của thu nhập quốc dân:

↑ΔI → ↑ΔY → ↑ΔC → ↑ΔY 

Kết quả

- Tác động tổng hợp của cơ chế tăng tốc và nhân tử trong suốt chu đầu tư cho phép chúng ta giải những thay đổi trong qui mô hoạt động kinh tế có lên quan tới chu kinh doanh. 

- Vì qui mô đầu tư phụ thuộc vào tỉ lệ thay đổi GDP, nên khi GDP tăng nhanh, đầu tư sẽ đạt mức cao do các nhà sản xuất muốn nâng cao năng lức sản xuất của họ (theo thời gian).

Screenshot (176)

Nguồn: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

- Mức đầu tư cao làm tăng tổng cầu và điều này góp phần duy trì GDP ở mức cao. Ngược lại, khi tỉ lệ tăng trưởng GDP chậm lại từ thời điểm t1, các doanh nghiệp không cần nâng cao năng lực sản xuất nhanh như trước nữa và vì vậy đầu tư suy giảm theo hướng chỉ đạt mức đầu tư thay thế.

- Sự suy giảm qui mô đầu tư này làm giảm tổng cầu và có thể là nguyên nhân gây ra sự suy giảm GDP. 

Nhưng sau khi GDP ở mức thấp trong một thời gian, máy móc dần dần bị hao mòn và các doanh nghiệp phải thay thế một phần máy móc để duy trì năng lực sản xuất ở mức đủ để đáp ứng tổng cầu ngay cả khi nó ở mức thấp hơn trước. Sự gia tăng đầu tư này tại thời điểm t2 sẽ làm tăng tổng cầu và khích lệ sự tăng trưởng của GDP

(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Minh Lan