Lỗ ròng (Net Loss) là gì? Các yếu tố góp phần tạo ra lỗ ròng
Lỗ ròng
Khái niệm
Lỗ ròng trong tiếng Anh là Net loss.
Lỗ ròng là khi chi phí vượt quá thu nhập hoặc tổng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi nó được gọi là lỗ hoạt động ròng (NOL).
Các doanh nghiệp bị lỗ ròng không nhất định phải phá sản vì họ có thể chọn sử dụng lợi nhuận giữ lại hoặc các khoản vay để tồn tại.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ là ngắn hạn, vì một công ty không có lợi nhuận sẽ không tồn tại trong dài hạn.
Khoản lỗ ròng xuất hiện trên kết quả kinh doanh hoặc báo cáo thu nhập của công ty. Lợi nhuận ròng hoặc lỗ ròng được tính theo công thức sau:
Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận ròng hoặc Lỗ ròng
Bởi vì doanh thu và chi phí được khớp trong một thời gian định sẵn, lợi nhuận ròng là một ví dụ về nguyên tắc phù hợp, là một phần không thể thiếu của phương pháp kế toán dồn tích. Các chi phí liên quan đến thu nhập kiếm được trong một khoảng thời gian định sẵn được bao gồm trong (hoặc "khớp với") khoảng thời gian đó, bất kể khi nào các chi phí được thanh toán.
Ví dụ, nhân viên làm việc vào tháng 12/2019 có thể không được trả lương cho đến tháng 1/2020. Bởi vì các khoản lương theo bảng lương này gắn liền với doanh thu kiếm được trong tháng 12/2019, các chi phi được khớp với doanh thu từ năm 2019, và được ghi vào báo cáo lãi lỗ năm 2019, làm giảm lỗ ròng của công ty trong năm đó.
Các yếu tố góp phần tạo ra lỗ ròng
- Doanh thu thấp góp phần gây ra lỗ ròng. Sự cạnh tranh mạnh mẽ, các chương trình marketing không thành công, chiến lược định giá kém, không theo kịp nhu cầu thị trường và nhân viên marketing không hiệu quả góp phần làm giảm doanh thu. Doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm. Khi lợi nhuận giảm xuống dưới mức chi phí và giá vốn hàng bán (COGS) trong một thời gian nhất định, sẽ dẫn đến lỗ ròng.
- COGS cũng ảnh hưởng đến lỗ ròng. Chi phí sản xuất hoặc phí tổn mua hàng thực tế của các sản phẩm đã bán được trừ vào doanh thu. Số tiền còn lại được sử dụng để trang trải chi phí và tạo ra lợi nhuận. Khi COGS vượt quá chi phí, một khoản lỗ ròng sẽ xảy ra.
- Chi phí cũng góp phần tạo ra lỗ ròng. Ngay cả khi kiếm được khoản doanh thu mục tiêu, và COGS vẫn nằm trong giới hạn, chi phí bất thường và bội chi trong khu vực ngân sách có thể vượt quá lợi nhuận gộp.
Ví dụ: công ty A có doanh thu 200.000 đô la, giá vốn hàng bán là 140.000 đô la, chi phí là 80.000 đô la. Lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán được kết quả là 60.000 đô la lợi nhuận gộp (200.000 - 140.000). Tuy nhiên, vì chi phí vượt quá lợi nhuận gộp, kết quả lỗ ròng 20.000 đô la.
- Chi phí bảo tồn hàng tồn kho cao quá mức cũng có thể góp phần tạo ra lỗ ròng. Đây là những chi phí mà môt công ty phải trả cho việc lưu giữ hàng tồn kho trong kho trước khi nó được bán cho khách hàng.
Ví dụ, một công ty bán thực phẩm đông lạnh cần phải trả tiền cho các thiết bị bảo quản lạnh, chi phí tiện ích, thuế, chi phí nhân viên và bảo hiểm. Nếu doanh số bán hàng chậm, công ty sẽ cần phải giữ hàng tồn kho của mình trong một thời gian dài hơn, phát sinh thêm chi phí bảo quản và có thể gây ra lỗ ròng.
(Theo Investopedia)