Liên minh marketing (Marketing alliance) là gì?
Liên minh marketing
Khái niệm
Liên minh marketing trong tiếng Anh gọi là: Marketing alliance.
Liên minh marketing là một liên minh chức năng trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp chia sẻ dịch vụ hay chuyên môn marketing.
Liên minh marketing là một dạng liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp.
Phạm vị hợp tác giữa các công ty có thể biến đổi đa dạng. Ví dụ, nó có thể bao gồm một liên minh toàn diện, mà các đối tác tham gia vào trong tất cả các khía cạnh của việc chỉ đạo kinh doanh, đánh giá từ thiết kế sản phẩm đến sản xuất, đến marketing.
Liên minh chiến lược cũng có thể làm hẹp lại về phạm vi, liên quan chỉ riêng một chức năng kinh doanh. Trong những trường hợp như vậy, hoà hợp các nhu cầu của công ty mẹ thì ít phức tạp hơn.
Do vậy, liên minh dựa trên chức năng thường không có dạng liên doanh, mặc dù liên doanh vẫn là dạng phổ biến hơn của tổ chức. Các dạng liên minh chức năng (functional alliance) bao gồm: Liên minh sản xuất, liên minh marketing, liên minh tài chính, và liên minh R&D.
Cách thức và ví dụ minh hoạ
Trong hầu hết các trường hợp, một bên giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của họ vào thị trường mà đối tác đã xuất hiện. Công ty được thành lập sẽ giúp đỡ công ty mới bằng cách xúc tiến, quảng cáo, và/ hay phân phối sản phẩm hay dịch vụ của họ.
Công ty được thành lập có thể thoả thuận một giá cố định cho bên trợ giúp họ hay chia sẻ phần trăm số hàng hoá bán được hay lợi nhuận của người mới đến. Cách khác, các công ty có thể đồng ý để bán sản phẩm của nhau dựa trên cơ sở đôi bên có lợi.
Ví dụ, nhà sản xuất đồ chơi Mỹ, Mattel và đối thủ Nhật Bản của họ Bandai thành lập liên minh chiến lược marketing vào năm 1999.
Bandai đồng ý phân phối sản phẩm của Mattel như búp bê Barbie, Hot Wheels, và đồ chơi Fisher Price ở Nhật, trong khi Mattel đồng ý để bán Power Rangers và Digimon của Bandai ở Mỹ Latinh, nơi mà mạng lưới phân phối của Mattel mạnh nhưng không có sự tồn tại của Bandai.
Tuy nhiên, khi hình thành liên minh marketing, các đối tác phải chú ý chắc chắn rằng sự kì vọng và nhu cầu của họ được hiểu thấu lẫn nhau.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)