Liên minh toàn diện (Comprehensive alliance) là gì?
Liên minh toàn diện
Khái niệm
Liên minh toàn diện trong tiếng Anh gọi là: Comprehensive alliance.
Liên minh toàn diện là kiểu liên minh trong đó các công ty tham gia đồng ý làm cùng nhau nhiều bước của quá trình mà hàng hoá hay dịch vụ được mang ra thị trường: R&D, thiết kế, sản xuất, marketing, và phân phối.
Phạm vị hợp tác giữa các công ty có thể biến đổi đa dạng. Ví dụ, nó có thể bao gồm một liên minh toàn diện, mà các đối tác tham gia vào trong tất cả các khía cạnh của việc chỉ đạo kinh doanh, đánh giá từ thiết kế sản phẩm đến sản xuất, đến marketing.
Hay nó có thể bao gồm một liên minh hẹp hơn, tập trung vào chỉ một yếu tố của kinh doanh, như là R&D. Mức độ cộng tác sẽ phụ thuộc vào những mục tiêu cơ bản của đối tác.
Đặc điểm
Bởi vì phạm vi rộng của của các liên minh toàn diện, các công ty phải thiết lập những thủ tục để làm khớp các chức năng khác nhau như tài chính, sản xuất, và marketing cho liên minh để thành công.
Hoà hợp những thủ tục hoạt động khác nhau của các công ty mẹ trên sự đánh giá rộng các hoạt động chức năng là khó khăn vì thiếu các kết cấu tổ chức chính thức. Kết quả, hầu hết liên minh toàn diện được tổ chức theo kiểu liên doanh.
Như một thể độc lập, liên doanh có thể làm theo và thực hiện những thủ tục hoạt động phù hợp với nhu cầu riêng, hơn là cố gắng thích nghi với những thủ tục không thích hợp của công ty mẹ.
Hơn thế nữa, bằng cách hợp nhất đầy đủ những cố gắng của họ, những công ty tham gia trong liên minh toàn diện có thể đạt được sự hiệp lực lớn nhất thông qua kích cỡ hoàn toàn và toàn bộ nguồn lực.
Ví dụ, General Mills sẽ vẫn có một trấn đấu chính khó khăn ở thị trường ngũ cốc Châu Âu nếu liên doanh của nó với Nestle chỉ có một chức năng như marketing.
Nhưng một mạng lưới hoàn hảo của sức mạnh tương quan của mỗi công ty (General Mill chuyên làm ngũ cốc và mạng lưới phân phối Châu Âu và nhận dạng tên của Nestle) đưa đến kết quả hình thành một đơn vị kinh doanh mới nổi, một đối thủ ghê gớm cho Kellogg.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)