|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lịch kinh tế (Economic Calendar) là gì?

20:52 | 13/04/2020
Chia sẻ
Lịch kinh tế (tiếng Anh: Economic Calendar) đề cập đến lịch trình của các phát hành hoặc sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả hoặc thị trường chứng khoán.
Lịch kinh tế (Economic Calendar) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Xtris)

Lịch kinh tế

Khái niệm

Lịch kinh tế trong tiếng Anh gọi là: Economic Calendar.

Lịch kinh tế đề cập đến lịch trình của các phát hành hoặc sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả hoặc thị trường chứng khoán cá nhân nói chung.

Các nhà đầu tư và thương nhân sử dụng lịch kinh tế để lập kế hoạch giao dịch và phân bổ danh mục đầu tư, cũng như cảnh giác với các biểu đồ và chỉ số có thể gây ra hoặc bị ảnh hưởng bởi các sự kiện này. Lịch kinh tế cho các quốc gia khác nhau có sẵn và miễn phí trên nhiều trang web tài chính và thị trường.

Hiểu về lịch kinh tế

Lịch kinh tế thường tập trung vào việc phát hành các báo cáo kinh tế theo lịch trình cho một quốc gia nhất định.

Ví dụ về các sự kiện được liệt kê trên lịch kinh tế bao gồm báo cáo đề nghị trợ cấp thất nghiệp hàng tuần (jobless claims), báo cáo về lượng nhà khởi công xây dựng (housing starts);

Những thay đổi có lịch trình về lãi suất hoặc tín hiệu lãi suất, báo cáo thường xuyên từ Cục Dự trữ Liên bang hoặc các ngân hàng trung ương khác, các khảo sát cảm tính kinh tế từ các thị trường cụ thể và hàng trăm loại sự kiện khác. 

Phần lớn các sự kiện được liệt kê thuộc một trong hai loại: dự báo về các sự kiện tài chính hoặc kinh tế trong tương lai, hoặc báo cáo về các sự kiện tài chính hoặc kinh tế gần đây.

Thương nhân và nhà đầu tư dựa vào lịch kinh tế để khai thác cho họ thông tin và các cơ hội giao dịch. Các thương nhân thường quyết định tham gia hay không tham gia vào thị trường, tương ứng với một thông báo về một sự kiện nào đó hoặc với một khối lượng giao dịch lớn mà thường đến trước một thông báo theo lịch trình. 

Theo lịch kinh tế có thể đặc biệt có lợi cho một nhà giao dịch muốn có một vị thế bán. Nếu người giao dịch đoán chính xác về bản chất của thông báo, họ có thể mở vị thế ngay trước thông báo theo lịch trình và sau đó đóng nó trong vòng vài giờ sau thông báo.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Tuyết Nhi

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.