Lí thuyết về vòng đời sản phẩm (Product life theory) là gì? Các giai đoạn của sản phẩm
Hình minh họa
Lí thuyết về vòng đời sản phẩm (Product life theory)
Khái niệm
Lí thuyết về vòng đời sản phẩm trong tiếng Anh là Product life theory.
Lí thuyết về vòng đời sản phẩm (Product life theory) là lí thuyết tìm cách lí giải những thay đổi trong xu thế phát triển của thương mại quốc tế theo thời gian. Lí thuyết về vòng đời sản phẩm được xây dựng trên cơ sở một chuỗi các quá trình đổi mới và quảng bá sản phẩm nối tiếp nhau.
Sự ra đời của lí thuyết về vòng đời sản phẩm
Raymond Vernon là người đầu tiên đưa ra lí thuyết về vòng đời sản phẩm vào giữa thập kỉ 1960 của thế kỉ trước. Lí thuyết của ông dựa trên những quan sát thực tế là trong suốt thế kỉ XX một tỉ lệ rất lớn các sản phẩm mới của thế giới đã được phát triển bởi các công ty Hoa Kỳ và được tiêu thụ ban đầu tại thị trường Hoa Kỳ (ví dụ như sản xuất ô tô ở qui mô công nghiệp, máy thu hình, máy ảnh chụp lấy ngay, máy photocopy, máy tính cá nhân, và các chíp bán dẫn).
Để giải thích thực tế này, Vernon lập luận rằng sự thịnh vượng và qui mô của thị trường Hoa Kỳ đã mang lại cho các công ty Hoa Kỳ một động lực rất lớn đề phát triển các sản phẩm tiêu dùng mới. Thêm vào đó, chi phí nhân công cao ở Hoa Kỳ cũng khiến cho các công ty Hoa Kỳ có lí do để sáng chế ra các qui trình công nghệ tiết kiệm chi phí sản xuất.
Các giai đoạn của sản phẩm trong lí thuyết về vòng đời sản phẩm
Theo lí thuyết này, vòng đời sản phẩm được chia thành 4 giai đoạn.
Trong giai đoạn thứ nhất khi sản phẩm mới được tung ra thị trường, nước tiêu dùng sản phẩm cũng là nước sản xuất vì có mối quan hệ gắn bó giữa đổi mới và nhu cầu. Nước sản xuất ban đầu này - thường là các nước công nghiệp tiên tiến - trở thành nước xuất khẩu sang các nước có thu nhập cao khác.
Bước sang giai đoạn thứ hai, sản xuất bắt đầu diễn ra ở các nước công nghiệp hàng đầu khác và dần dần thay thế cho hàng xuất khẩu của nước đổi mới sang các thị trường này.
Giai đoạn thứ ba bắt đầu khi nhu cầu của các nước khác về sản phẩm mới đạt tới qui mô cho phép các nhà sản xuất thu được lợi thế của sản xuất qui mô lớn và bản thân họ trở thành các nhà xuất khẩu ròng (tức xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu) sang các nước không sản xuất sản phẩm mới, qua đó thay thế cho hàng xuất khẩu từ nước đổi mới.
Trong giai đoạn cuối cùng, khi công nghệ và sản phẩm ngày càng được tiêu chuẩn hóa và ngay cả những công nhân không được đào tạo cũng có thể sản xuất, các nước đang phát triển có chi phí thấp bắt đầu xuất khẩu sản phẩm này và họ tiếp tục thay thế xuất khẩu của nước đổi mới. Cũng trong giai đoạn này, nước đổi mới dã chuyển sang sản xuất các sản phẩm mới khác.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/