|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết về thị trường (Theory of market) là gì? Nội dung lí thuyết về thị trường

01:38 | 20/10/2019
Chia sẻ
Lí thuyết về thị trường (tiếng Anh: Theory of market) là bộ phận lí thuyết kinh tế quan tâm đến cách thức phân bổ các nhân tố sản xuất khan hiếm giữa nhiều thị trường sản phẩm trong nền kinh tế.
Untitled

Lí thuyết về thị trường (Theory of market)

Khái niệm

Lí thuyết về thị trường trong tiếng Anh là Theory of market.

Lí thuyết về thị trường (Theory of market) là bộ phận lí thuyết kinh tế quan tâm đến cách thức phân bổ các nhân tố sản xuất khan hiếm giữa nhiều thị trường sản phẩm trong nền kinh tế. Nói cụ thể hơn, lí thuyết về thị trường quan tâm đến việc xác định giá cả và sản lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như giá cả và mục đích sử dụng của các nhân tố sản xuất.

Nội dung lí thuyết về thị trường

Lí thuyết về thị trường phân biệt các loại hình hay cấu trúc thị trường thông qua việc nêu ra những khác biệt trong cơ cấu của nó. Tiêu chuẩn phân biệt chủ yếu nhằm vào cơ cấu là mức độ tập trung hóa người bán và người mua, tức số người bán, người mua và phân phối qui mô tương đối của họ.

Những đặc trưng khác về cơ cấu được nhấn mạnh bao gồm đặc tính của sản phẩm cung ứng, tính đồng nhất hay phân biệt của sản phẩm và điều kiện gia nhập thị trường. Dựa trên những sự khác biệt nhất định về cơ cấu, lí thuyết này phân tích phương thức tác động qua lại của một cấu trúc thị trường và hành vi của những người tham gia thị trường để tạo ra một loại hình cụ thể của hoạt động thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Đạo đức của thị trường

Hệ thống thị trường có đặc tính tốt về đạo đức theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa vị lợi. Quan điểm của chủ nghĩa tự do là trao đổi tự nguyện giữa những người đồng ý thích hợp hơn là việc chính phủ phân bổ cưỡng chế các nguồn lực. Trường hợp những người theo thuyết vị lợi đới với thị trường, trở lại với Smith, là việc trao đổi thị trường làm cho mọi người trở nên tốt hơn. Thị trường cải thiện mức sống theo hai cách:

Đầu tiên, đối với bất kì trạng thái thị trường tri thức và công nghệ nào cũng đạt được sự phân bổ nguồn lực hiệu quả. Giá cả linh hoạt và sự cạnh tranh gửi tín hiệu thực hiện việc này. Người tiêu dùng chọn hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn mong muốn của họ một cách hiệu quả nhất. Các công ty chọn đầu vào và đầu ra tối đa hóa giá trị của những gì được sản xuất. Người lao động chọn nghề nghiệp áp dụng tốt nhất tài năng và sở thích của họ vào nhu cầu xã hội.

Cách thứ hai trong đó thị trường cải thiện mức sống là thông qua thuyết lựa chọn của Darwin về đổi mới các sản phẩm và qui trình sản xuất. Các doanh nhân thử nghiệm các kĩ thuật mới, đối với các phương pháp thành công thì sẽ tồn tại và đạt được sự áp dụng rộng rãi. Khi các công ty không có khả năng sinh lời rời khỏi thị trường, những sự cải tiến sẽ bị phá sản và các phương pháp lỗi thời bị cho ra rìa.

Sự hỗ trợ của thị trường mang lại cho sự đổi mới là lí do khiến cho mức sống cao trong thế giới phát triển hiện đại so với quá khứ hoặc thế giới kém phát triển. Trong khi những người nghèo nhất vào đầu những năm 2000 và những người sống cách đây 500 trước tiêu dùng tương đương ít hơn 1 đô la mỗi ngày, thì một người Mỹ trung bình tiêu thụ hơn 30.000 đô la hàng hóa và dịch vụ mỗi năm. Hàn Quốc định hướng thị trường có mức sống gấp mười lần so với Bắc Triều Tiên.

(Tài liệu tham khảo: encyclopedia.com)

TH