Lí luận về Thành phố Harlow (Harlow New Town) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: RIBA)
Thành phố Harlow (Harlow New Town)
Thành phố Harlow - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Harlow New Town hay Harlow City.
Thành phố Harlow là lí luận về "cấu trúc tầng bậc và phi tầng bậc" trong qui hoạch xây dựng đô thị của kiến trúc sư người Đức Frederick Gibberd.
Lí luận thành phố Harlow là lần đầu tiên mô hình cấu trúc tầng bậc được đề cập đến. Thành phố Harlow được tổ chức với một Hệ thống trung tâm phục vụ công cộng theo cấu trúc tầng bậc. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)
Nội dung lí luận thành phố Harlow
Thành phố Harlow của Frederick Gibberd bao gồm 1 trung tâm chính, 3 trung tâm khu vực và 15 trung tâm đơn vị ở. Trung tâm khu vực có qui mô phục vụ khoảng 20 đến 35 ngàn người, còn trung tâm đơn vị ở có qui mô phục vụ từ 5 đến 12 ngàn người. Những trung tâm đơn vị ở đã được xây dựng loại hình thương mại mới: siêu thị nhỏ (Supermarket).
Trong lí luận thành phố Harlow, vùng phục vụ của hệ thống trung tâm phục vụ công cộng đô thị được xác định theo qui mô các khu vực đô thị. Các trung tâm khu vực có vùng phục vụ được giới hạn bao quanh là ranh giới phân biệt của các đơn vị đô thị. Vị trí trung tâm được xác định tại khu vực trung tâm đơn vị đô thị (trung tâm vùng phục vụ).
Tương tự, các trung tâm cấp cao hơn đều có vùng phục vụ tương ứng lớn hơn và vị trí tại trung tâm vùng phục vụ đó.
Nguyên tắc của Frederick Gibberd
Trong lí luận này, Frederick Gibberd cũng đưa ra nguyên tắc: tính bền chặt của vùng phục vụ cấp khu vực và tính tương đối của vùng phục vụ cấp cao hơn.
Quan niệm về sự bền chặt của vùng phục vụ cấp khu vực của Gibberd chịu sự chi phối của các lí luận đi trước như: Mô hình ở "Công xã" theo kiểu tự cung tự cấp của các nhà Xã hội không tưởng, hay cấu trúc đô thị được chi thành sau phần bằng nhau theo kiểu bình quân trong lí luận thành phố vườn của E.Howard.
Mô hình đô thị trong lí luận thành phố Harlow được đề cập không chỉ tổ chức hệ thống trung tâm phục vụ công cộng đô thị theo tầng bậc mà còn đưa ra nguyên tắc tổ chức giao thông đô thị theo các cấp tương ứng với sự phân chia đô thị theo các qui mô phục vụ từ cao đến thấp (đô thị - khu dân cư - đơn vị ở).
Tổ chức hệ thống tầng bậc trong đô thị thành phố Harlow của Frederick Gibberd
STT | Cấp phục vụ | Phân chia qui mô phục vụ | Hệ thống trung tâm phục vụ công cộng | Giao thông đô thị |
1 | Cấp I | Đô thị | Trung tâm đô thị | Đường cao tốc Đường trụ chính |
2 | Cấp II | Khu dân cư | Trung tâm khu dân cư | Đường trục phụ Đường lưu thông khu dân cư |
3 | Cấp III | Đơn vị ở | Trung tâm đơn vị ở | Đường khu vực Đường tiếp cận |
(Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)