Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, mặc dù lạm phát có thể đạt đỉnh 7% vào cuối năm nay nhưng Việt Nam vẫn sẽ kiểm soát được lạm phát 4% như mục tiêu do cách tính lạm phát bình quân. Trong kịch bản kinh tế thế giới suy thoái, Việt Nam vẫn còn trụ cột có thể kéo tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân khoảng 6,8% mỗi năm trong vòng 3 năm tới.
Dường như chuyến công du của Tổng thống Biden tới vương quốc dầu mỏ Arab Saudi đã thất bại khi OPEC+ chỉ đồng ý mức tăng sản lượng nhỏ bé như "muối bỏ bể".
Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, cứ dứt khoát giữ lạm phát dưới 4% thì lại phản tác dụng, dẫn đến thiếu nguồn cung, buôn lậu găm hàng, giữ hàng, đẩy giá lên cao. Do đó, cần hết sức nghệ thuật trong điều hành, vị chuyên gia này khuyến nghị.
Giá năng lượng dự kiến sẽ còn biến động mạnh và duy trì ở mức cao trong nhiều năm nữa. Kéo theo đó là áp lực lạm phát tại những nền kinh tế lớn như Mỹ sẽ vẫn phình to.
Tháng 6 vừa qua, thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã leo lên mức cao nhất trong hơn 40 năm, báo cáo mới nhất của Cục Phân tích Kinh tế chỉ ra.
Các nhà hoạch định kinh tế đang tập trung hết sức vào kỳ vọng lạm phát sau hơn một năm giá cả liên tục tăng. Nếu không thể khiến người tiêu dùng tin vào việc lạm phát sẽ giảm, nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào một vòng lặp tăng giá.
Khi những cam kết chống lạm phát của các ngân hàng trung ương không thể thuyết phục họ, nhiều quỹ đầu tư đang săn lùng những tài sản được tin tưởng sẽ bảo vệ danh mục đầu tư khỏi sự sụt giảm giá trị cao kỷ lục trong nhiều năm của các đồng tiền.
Nếu như chính quyền Tổng thống Joe Biden không tin về nguy cơ suy thoái, thì một loạt dữ liệu từ các chi nhánh của Fed lại chỉ ra một bức tranh u ám hơn, cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chao đảo bên bờ vực suy thoái.
Tiếp sau đà tăng giá của SGD vào tháng Một năm nay, Cơ quan tiền tệ Singapore đã một lần nữa chủ động can thiệp vào tỷ giá hối đoái của đồng SGD ngoài các mốc thời gian bình thường.
Nhu cầu trong đại dịch và việc đồng USD mạnh lên tại Mỹ đang gây ra lạm phát trên toàn cầu. Thặng dư thương mại với Mỹ giờ đây đang là vấn đề đau đầu với nhiều nền kinh tế như Đức, Trung Quốc.
Đó là nhận định của BVSC trong báo cáo phân tích vĩ mô mới đây. Các chuyên gia cho rằng trong 6 tháng cuối năm rủi ro biến động tỷ giá và lãi suất tăng là có, nhưng vẫn sẽ trong tầm kiếm soát.
Theo các chuyên gia đây là thời điểm khó khăn cho các chính sách điều hành tỷ giá của NHNN. Duy trì chính sách ổn định tỷ giá kéo dài sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu trong khi nếu không ổn định được tỷ giá, Việt Nam đã vốn nhập khẩu lạm phát rồi lại càng thêm lạm phát.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.