'Sáp nhập giúp tỉnh thành có không gian phát triển'
Bộ Chính trị và Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận 126 về một số nội dung và nhiệm vụ nhằm tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025. Kết luận này giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Đảng ủy Quốc hội nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo thống kê từ năm 2023, cả nước hiện có 10 tỉnh chưa đạt được đồng thời cả ba tiêu chuẩn này, 12 tỉnh không đạt đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích và dân số, 3 tỉnh thành không đạt tiêu chuẩn diện tích và đơn vị hành chính cấp huyện, 2 tỉnh không đạt tiêu chuẩn về dân số và đơn vị hành chính cấp huyện, 13 tỉnh thành không đạt tiêu chuẩn về diện tích, 9 tỉnh không đạt tiêu chuẩn về dân số.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Điều nhấn mạnh rằng việc sáp nhập các tỉnh thành là chủ trương hợp lòng dân và phản ánh xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Đây là nhiệm vụ cần thực hiện "càng sớm càng tốt" vì không quốc gia nào duy trì các đơn vị hành chính quá nhỏ trong bối cảnh hiện tại.
Ông Điều cũng cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành phải đi đôi với tinh gọn bộ máy, bỏ chính quyền cấp huyện nhằm giảm thiểu đầu mối và cấp trung gian. Việt Nam áp dụng mô hình nhà nước đơn nhất, trong khi trên thế giới, 80% nhà nước đơn nhất chỉ duy trì ba cấp chính quyền. Do đó, quyết định bỏ chính quyền cấp huyện là hợp lý và có cơ sở khoa học rõ ràng.
"Muốn bỏ cấp huyện, muốn phát triển đất nước, điều kiện tiên quyết là không thể để cấp tỉnh manh mún như hiện nay. Có những tỉnh chưa đạt một triệu dân - quá nhỏ và không đảm bảo nguồn lực cho phát triển", ông Điều nói, cho rằng cần phân cấp phân quyền phù hợp, đảm bảo hiệu quả trong quản lý bộ máy.
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ cũng chỉ ra rằng tình trạng các địa phương có cơ cấu đất đai và dân số nhỏ như hiện nay khiến họ khó khăn trong cạnh tranh và phát triển, làm cho quản lý địa phương trở nên manh mún và cát cứ. Các tỉnh thành phát triển "mỗi nơi một kiểu", tạo ra lợi ích cho riêng họ nhưng lại gây cản trở cho sự phát triển chung.
Ông lấy ví dụ về việc tìm đất xây dựng sân bay, địa phương tìm khu đất đáp ứng các yêu cầu, nhưng phải trong quy mô tỉnh mình để tránh các thủ tục phức tạp. Điều này có thể làm mất đi lợi thế về vị trí, mà nếu quy mô tỉnh thành không nhỏ hẹp, có thể dễ dàng xử lý.
"Muốn bước vào một kỷ nguyên phát triển mới cần bắt đầu từ tổ chức bộ máy. Nhà nước cần sắp xếp lại số lượng tỉnh thành nhằm giảm tải khối lượng công việc từ quá nhiều đầu mối", ông nói, thêm rằng mở rộng phạm vi tỉnh cũng là phương thức giúp người đứng đầu địa phương cởi bỏ rào cản về không gian và nguồn lực, từ đó tạo điều kiện cho sự sáng tạo và phát triển.

PGS. TS Nguyễn Trọng Điều, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: VGP
Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị) nhận định việc Bộ Chính trị đưa ra định hướng sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh ở giai đoạn hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó là thành công của công cuộc sắp xếp bộ máy cơ quan Nhà nước vừa qua nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, nhân dân, cho thấy đây là việc cấp thiết nhằm tháo những điểm nghẽn trong thể chế. Đây là lúc toàn hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương phải chuyển mình, tạo động lực mới.
Bên cạnh đó, đây là thời điểm cần nhanh chóng bắt tay vào sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Nhà nước, sắp xếp đơn vị hành chính, để sớm hoàn thiện cơ cấu, bước vào tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Chỉ khi hoàn thiện công việc này, các địa phương, đơn vị mới có thể tổ chức đại hội thuận lợi, thành công và bắt tay ngay vào thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
Ông Kim cho rằng đây là thời điểm chín muồi cho công cuộc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, khi những tồn tại cũ đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Nhiều tỉnh thành đã hết dư địa, phát triển chững lại, hoặc hiệu quả không cao, trong khi nhiều địa phương vẫn rất khó khăn, sau nhiều năm chưa thể bứt phá dù có nhiều cơ chế hỗ trợ.
"Việc tinh gọn bộ máy, không chỉ ở Trung ương mà cả ở địa phương với nhiều tầng nấc cồng kềnh, kém hiệu quả, là xu thế tất yếu của phát triển, phù hợp với quốc tế", ông nói.

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim. Ảnh: Media Quốc hội
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhấn mạnh việc sáp nhập cấp tỉnh và bỏ cấp huyện là cấp thiết để giảm độ trễ, sự cồng kềnh và kém hiệu quả của bộ máy hành chính. Bộ máy địa phương quá đông đang làm tăng chi phí hành chính và cản trở hiệu quả chính sách. "Cấp huyện không có nhiều vai trò trong quyết sách, thậm chí có thể trở thành lực cản nếu triển khai không hiệu quả", ông nói.
Đề xuất nghiên cứu sáp nhập theo vùng lãnh thổ
Đánh giá về tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, ông Vũ Trọng Kim lưu ý không nên đơn chỉ vào chỉ tiêu dân số, diện tích để "ghép cơ học" các tỉnh với nhau. Chìa khóa là tìm thấy điểm chung trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế sản xuất, kinh doanh, để từ đó Nhà nước dành nguồn lực đầu tư thích đáng. Nhà nước cần xây dựng phương hướng, nhiệm vụ để phát triển tối ưu nhất cho từng vùng, từng khu vực, đáp ứng tiêu chí, điều kiện đặc thù.
Ông đề xuất sáp nhập theo vùng lãnh thổ để khai thác tốt nhất tiềm năng bên trong của mỗi địa phương, cũng như gia tăng sức mạnh liên kết vùng. Cả đô thị, vùng biển, vùng núi sẽ có nhiều lợi thế để phát triển, không còn bị bó hẹp không gian như các địa phương nhỏ trước đây.
Ông cũng kiến nghị không nhất thiết "tỉnh nhỏ phải liên kết lại để cho to". Nếu tỉnh đó đảm bảo các điều kiện kinh tế xã hội và phát triển ổn định thì nên giữ nguyên, chỉ nên sáp nhập những tỉnh phát triển chậm hoặc cần thêm dư địa. "Không nên sáp nhập cho đủ dân số, diện tích. Vì nếu không thể hiện được định hướng phát triển, xác định tầm nhìn chiến lược thì dù sau sáp nhập tỉnh to đến đâu cũng không tạo được đột phá", ông nói.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nói hiện cả nước có 7 vùng kinh tế, nên việc sáp nhập có thể theo hình thức thành phố trực thuộc Trung ương, vùng trực thuộc Trung ương và có những đặc khu trực thuộc Trung ương. Mỗi vùng và khu vực sẽ đều là những mũi nhọn để phát triển kinh tế và đi theo định hướng dài hơi và có chiều sâu.
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng trước mắt Nhà nước vẫn cần nghiên cứu để sáp nhập các địa phương diện tích quá nhỏ, dân số quá ít và đặc biệt là không còn dư địa phát triển. Cùng với đó, mỗi địa phương đều có yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa, nên việc sắp xếp phải được lấy ý kiến rộng rãi, nghiên cứu kỹ và giải trình khoa học.
"Có thể căn cứ đặc điểm phát triển kinh tế của các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng để xác định lợi thế, khó khăn từng địa phương cần sáp nhập", ông nói, nhấn mạnh việc giảm số lượng tỉnh thành cần làm ngay để loại bỏ những lực cản do chính bộ máy gây ra.
Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.
Bộ Chính trị và Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận 126 về một số nội dung và nhiệm vụ nhằm tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025. Kết luận này giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Đảng ủy Quốc hội nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo thống kê từ năm 2023, cả nước hiện có 10 tỉnh chưa đạt được đồng thời cả ba tiêu chuẩn này, 12 tỉnh không đạt đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích và dân số, 3 tỉnh thành không đạt tiêu chuẩn diện tích và đơn vị hành chính cấp huyện, 2 tỉnh không đạt tiêu chuẩn về dân số và đơn vị hành chính cấp huyện, 13 tỉnh thành không đạt tiêu chuẩn về diện tích, 9 tỉnh không đạt tiêu chuẩn về dân số.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Điều nhấn mạnh rằng việc sáp nhập các tỉnh thành là chủ trương hợp lòng dân và phản ánh xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Đây là nhiệm vụ cần thực hiện "càng sớm càng tốt" vì không quốc gia nào duy trì các đơn vị hành chính quá nhỏ trong bối cảnh hiện tại.
Ông Điều cũng cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành phải đi đôi với tinh gọn bộ máy, bỏ chính quyền cấp huyện nhằm giảm thiểu đầu mối và cấp trung gian. Việt Nam áp dụng mô hình nhà nước đơn nhất, trong khi trên thế giới, 80% nhà nước đơn nhất chỉ duy trì ba cấp chính quyền. Do đó, quyết định bỏ chính quyền cấp huyện là hợp lý và có cơ sở khoa học rõ ràng.
"Muốn bỏ cấp huyện, muốn phát triển đất nước, điều kiện tiên quyết là không thể để cấp tỉnh manh mún như hiện nay. Có những tỉnh chưa đạt một triệu dân - quá nhỏ và không đảm bảo nguồn lực cho phát triển", ông Điều nói, cho rằng cần phân cấp phân quyền phù hợp, đảm bảo hiệu quả trong quản lý bộ máy.
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ cũng chỉ ra rằng tình trạng các địa phương có cơ cấu đất đai và dân số nhỏ như hiện nay khiến họ khó khăn trong cạnh tranh và phát triển, làm cho quản lý địa phương trở nên manh mún và cát cứ. Các tỉnh thành phát triển "mỗi nơi một kiểu", tạo ra lợi ích cho riêng họ nhưng lại gây cản trở cho sự phát triển chung.
Ông lấy ví dụ về việc tìm đất xây dựng sân bay, địa phương tìm khu đất đáp ứng các yêu cầu, nhưng phải trong quy mô tỉnh mình để tránh các thủ tục phức tạp. Điều này có thể làm mất đi lợi thế về vị trí, mà nếu quy mô tỉnh thành không nhỏ hẹp, có thể dễ dàng xử lý.
"Muốn bước vào một kỷ nguyên phát triển mới cần bắt đầu từ tổ chức bộ máy. Nhà nước cần sắp xếp lại số lượng tỉnh thành nhằm giảm tải khối lượng công việc từ quá nhiều đầu mối", ông nói, thêm rằng mở rộng phạm vi tỉnh cũng là phương thức giúp người đứng đầu địa phương cởi bỏ rào cản về không gian và nguồn lực, từ đó tạo điều kiện cho sự sáng tạo và phát triển.
PGS. TS Nguyễn Trọng Điều, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: VGP
Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị) nhận định việc Bộ Chính trị đưa ra định hướng sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh ở giai đoạn hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó là thành công của công cuộc sắp xếp bộ máy cơ quan Nhà nước vừa qua nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, nhân dân, cho thấy đây là việc cấp thiết nhằm tháo những điểm nghẽn trong thể chế. Đây là lúc toàn hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương phải chuyển mình, tạo động lực mới.
Bên cạnh đó, đây là thời điểm cần nhanh chóng bắt tay vào sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Nhà nước, sắp xếp đơn vị hành chính, để sớm hoàn thiện cơ cấu, bước vào tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Chỉ khi hoàn thiện công việc này, các địa phương, đơn vị mới có thể tổ chức đại hội thuận lợi, thành công và bắt tay ngay vào thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
Ông Kim cho rằng đây là thời điểm chín muồi cho công cuộc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, khi những tồn tại cũ đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Nhiều tỉnh thành đã hết dư địa, phát triển chững lại, hoặc hiệu quả không cao, trong khi nhiều địa phương vẫn rất khó khăn, sau nhiều năm chưa thể bứt phá dù có nhiều cơ chế hỗ trợ.
"Việc tinh gọn bộ máy, không chỉ ở Trung ương mà cả ở địa phương với nhiều tầng nấc cồng kềnh, kém hiệu quả, là xu thế tất yếu của phát triển, phù hợp với quốc tế", ông nói.
Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim. Ảnh: Media Quốc hội
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhấn mạnh việc sáp nhập cấp tỉnh và bỏ cấp huyện là cấp thiết để giảm độ trễ, sự cồng kềnh và kém hiệu quả của bộ máy hành chính. Bộ máy địa phương quá đông đang làm tăng chi phí hành chính và cản trở hiệu quả chính sách. "Cấp huyện không có nhiều vai trò trong quyết sách, thậm chí có thể trở thành lực cản nếu triển khai không hiệu quả", ông nói.
Đề xuất nghiên cứu sáp nhập theo vùng lãnh thổ
Đánh giá về tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, ông Vũ Trọng Kim lưu ý không nên đơn chỉ vào chỉ tiêu dân số, diện tích để "ghép cơ học" các tỉnh với nhau. Chìa khóa là tìm thấy điểm chung trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế sản xuất, kinh doanh, để từ đó Nhà nước dành nguồn lực đầu tư thích đáng. Nhà nước cần xây dựng phương hướng, nhiệm vụ để phát triển tối ưu nhất cho từng vùng, từng khu vực, đáp ứng tiêu chí, điều kiện đặc thù.
Ông đề xuất sáp nhập theo vùng lãnh thổ để khai thác tốt nhất tiềm năng bên trong của mỗi địa phương, cũng như gia tăng sức mạnh liên kết vùng. Cả đô thị, vùng biển, vùng núi sẽ có nhiều lợi thế để phát triển, không còn bị bó hẹp không gian như các địa phương nhỏ trước đây.
Ông cũng kiến nghị không nhất thiết "tỉnh nhỏ phải liên kết lại để cho to". Nếu tỉnh đó đảm bảo các điều kiện kinh tế xã hội và phát triển ổn định thì nên giữ nguyên, chỉ nên sáp nhập những tỉnh phát triển chậm hoặc cần thêm dư địa. "Không nên sáp nhập cho đủ dân số, diện tích. Vì nếu không thể hiện được định hướng phát triển, xác định tầm nhìn chiến lược thì dù sau sáp nhập tỉnh to đến đâu cũng không tạo được đột phá", ông nói.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nói hiện cả nước có 7 vùng kinh tế, nên việc sáp nhập có thể theo hình thức thành phố trực thuộc Trung ương, vùng trực thuộc Trung ương và có những đặc khu trực thuộc Trung ương. Mỗi vùng và khu vực sẽ đều là những mũi nhọn để phát triển kinh tế và đi theo định hướng dài hơi và có chiều sâu.
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng trước mắt Nhà nước vẫn cần nghiên cứu để sáp nhập các địa phương diện tích quá nhỏ, dân số quá ít và đặc biệt là không còn dư địa phát triển. Cùng với đó, mỗi địa phương đều có yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa, nên việc sắp xếp phải được lấy ý kiến rộng rãi, nghiên cứu kỹ và giải trình khoa học.
"Có thể căn cứ đặc điểm phát triển kinh tế của các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng để xác định lợi thế, khó khăn từng địa phương cần sáp nhập", ông nói, nhấn mạnh việc giảm số lượng tỉnh thành cần làm ngay để loại bỏ những lực cản do chính bộ máy gây ra.