MarketWatch: Lạm phát giá lương thực vẫn cao tại Mỹ và Eurozone
Theo báo cáo mới công bố của trang web cung cấp thông tin tài chính, tin tức kinh doanh, phân tích và dữ liệu thị trường chứng khoán MarketWatch, tốc độ tăng giá lương thực được quan tâm không chỉ bởi tác động trực tiếp đến ngân sách của các gia đình mà cũng bởi những thay đổi về giá góp phần định hình lại dự báo của người dân về lạm phát, điều cũng có thể góp phần khiến lạm phát tăng.
Lạm phát giá lương thực hàng năm của Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) hiện ở mức 8,8%, so với mức trung bình 1,6% trong thập niên trước khi bùng phát đại dịch.
Giá lương thực bắt đầu tăng vào giữa năm 2021, khi chi phí phân phối tăng, sự thiếu hụt lao động, giá hàng hóa tăng và tình trạng thiếu hụt dai dẳng. Trong năm 2022, xu hướng này gia tăng thêm do xung đột tại Ukraine (U-crai-na), với lạm phát giá lương thực tăng trước hết ở các nước đang phát triển và gần đây hơn là ở các nền kinh tế phát triển.
Theo báo cáo, lạm phát giá lương thực tại các nước phát triển tăng mạnh hơn, trong đó phần lớn mức tăng đã được bù lại bằng việc tăng giá bán lẻ ở nhiều nước trên thế giới.
Trong khi giảm trong các số liệu gần đây của các nền kinh tế mới nổi, lạm phát giá lương thực vẫn cao tại Mỹ và Eurozone, tiếp tục ở tăng ở mức trên 1% theo tháng.
Nguyên nhân có thể là do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lương thực từ đầu đại dịch vẫn tiếp tục.