|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế Trung Quốc lộ yếu điểm trước Mỹ?

10:30 | 04/12/2018
Chia sẻ
Nền kinh tế Trung Quốc đang bộc lộ nhiều yếu điểm trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong bối cảnh đàm phán về chiến tranh thương mại.
kinh te trung quoc lo yeu diem ngay truoc cuoc thuong luong voi my JP Morgan: 'Kinh tế Trung Quốc có thể loạng choạng chứ không sụp đổ'
kinh te trung quoc lo yeu diem ngay truoc cuoc thuong luong voi my Alibaba 'đánh thức' tiềm năng của giới tiêu dùng Trung Quốc (Phần 1)
kinh te trung quoc lo yeu diem ngay truoc cuoc thuong luong voi my
Nguồn: SCMP.

Dữ liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại trong tháng 11, đặt lĩnh vực sản xuất trên bờ vực suy giảm.

Chỉ số Quản lý Thu mua hàng (PMI) chính thức đo mức độ tín nhiệm giữa các công ty sản xuất và dịch vụ Trung Quốc, giảm xuống còn 52,8 trong tháng 11 từ 53,1 trong tháng 10, theo Cục thống kê quốc gia. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này bắt đầu được tính vào tháng 1/2017.

Tăng trưởng sản xuất đã dừng lại trong tháng 11 với chỉ số sản xuất giảm từ 50,2 trong tháng 10 xuống 50, đây là mức thấp nhất kể từ khi đạt mức 49,9 trong tháng 7/2016. Quá trình sụt giảm này đã không nằm trong dự báo. Dự báo của Bloomberg trước đó cho rằng chỉ số sẽ duy trì ở mức 50,2.

Yu Fenghui, Giáo sư của Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, đã đặt câu hỏi liệu tình hình sản xuất của Trung Quốc có thể xấu hơn hơn so với dữ liệu công bố hay không?

"Tôi nghi ngờ liệu kết quả PMI tháng 11 có được làm tròn lên mức 50 hay không", ông viết trong một bài đăng trên blog cá nhân. "Chúng ta không thể phủ nhận rằng thời kỳ kinh tế trì trệ đã đến. Các dữ liệu chứng minh điều đó".

Hoạt động giữa các doanh nghiệp phi sản xuất, chủ yếu là các công ty dịch vụ cũng chậm lại. Chỉ số giảm xuống còn 53,4 từ mức 53,9 của tháng trước đó, chạm mức thấp nhất kể từ 53,1 trong tháng 5/2016 và cũng thấp hơn mốc dự đoán của Bloomberg là 53,8.

Kết hợp với dữ liệu tín nhiệm yếu hơn trong tháng 10, số liệu tháng 11 là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong quí IV sẽ chậm lại và có thể thấp hơn mức 6,5% trong quí III.

Các nhà phân tích cũng dự kiến mức ​​tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể trong nửa đầu năm 2019 khi mức thuế mới của Tổng thống Trump chính thức có hiệu lực. Capital Economics, một nhà tư vấn ở London, nhận định kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ suy yếu hơn nữa trong những tháng tới bất chấp kết quả triển vọng của cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Để đối phó với tình hình này, Trung Quốc có thể sẽ thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn. “Các đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc sẽ tiếp tục được tiến hành kể cả trong chiến tranh thương mại như hiện nay, chưa kể đến khả năng chiến tranh thương mại leo thang sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Trump”, Iris Pang, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Ngân hàng ING, cho biết trong một lưu ý.

Chính phủ Trung Quốc có thể phản ứng bằng cách cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều hàng hóa hơn nhằm giảm chi phí sản xuất, bà nói.

Shen Jianguang, kinh tế gia trưởng tại JD Finance, nói với tờ South China Morning Post: “Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với áp lực suy thoái lớn. Đạt được thỏa thuận và tránh đẩy chiến tranh thương mại leo thang là việc làm cấp bách”.

"Điều quan trọng bây giờ là liệu Trung Quốc có thể đẩy nhanh tiến độ cải cách và mở cửa nền kinh tế hay không", ông Shen nói thêm.

Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng Trung Quốc đã ngồi vào bàn đàm phán ngày 1/12 ở một vị trí kinh tế yếu hơn nhưng không bên nào có lợi nếu kéo dài xung đột. Richard Duncan, Nhà kinh tế độc lập và Biên tập viên của Bản tin video Macro Watch, nhận xét: “Trung Quốc đang ở vị trí yếu thế hơn nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ đang ở vị thế vững mạnh....Nền kinh tế Mỹ cũng có thể trải qua khủng hoảng nghiêm trọng nếu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc kéo dài trong khi nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn có thể sụp đổ".

Xem thêm

Thu Phương