Tiến trình mở cửa ngành tài chính của Trung Quốc trong năm 2018
Hầu hết các nhà chiến lược đều dự báo sai về thị trường tài chính Trung Quốc? | |
Viễn cảnh khó khăn của các ngân hàng Trung Quốc năm 2018 |
Chủ tịch Tập Cận Bình (Nguồn: Bloomberg) |
Từ tháng 4, những điều chỉnh về luật tài chính của Trung Quốc đã bắt đầu cho phép các công ty nước ngoài nộp đơn xin nắm phần lớn cổ phần trong chứng khoán và các quỹ liên doanh đầu tư mạo hiểm cũng như cam kết sẽ cho phép toàn quyền kiểm soát trong 3 năm.
Dự thảo luật được công bố vào tháng 5 cũng cho phép các công ty nước ngoài nắm giữ cổ phần kiểm soát trong các công ty bảo hiểm. Nguyên tắc chủ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng và quản lý nợ xấu chỉ được giữ 20% cho một đơn vị duy nhất và 25% cho một tập đoàn đã được dỡ bỏ vào tháng 8.
Việc tiếp cận khu vực tài chính trị giá 45 nghìn tỉ USD của Trung Quốc thực sự là một sự cám dỗ với các tập đoàn lớn. Một mảng kinh doanh rất nhỏ tại đây cũng có thể sinh lợi. Bloomberg Economics ước tính rằng các ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán có thể thu về lợi nhuận hơn 32 tỉ USD mỗi năm ở Trung Quốc đến năm 2030 nếu không có gặp phải suy thoái hay các thay đổi xấu.
UBS, Nomura và JPMorgan là những tập đoàn quốc tế lớn đầu tiên nộp đơn xin đa số cổ phần trong các liên doanh chứng khoán và được chấp nhận. Tuy nhiên, quá trình phê duyệt kéo dài đang gây nhiều lo ngại. Chưa có trường hợp tương tự nào trong các ngành ngân hàng, quản lý nợ xấu, quỹ tương hỗ hoặc bảo hiểm.
Nhiều công ty đang chọn giải pháp chờ đợi. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gây ra những lo ngại rằng các nhà lập pháp Trung Quốc có thể thay đổi ý định mở cửa. Thất bại của các liên doanh trước đây liên quan đến cổ phần thiểu số vẫn là bài học nhãn tiền.
JPMorgan thoát khỏi thỏa thuận với Công ty Chứng khoán First Capital Securities vào năm 2016. Citigroup, Goldman Sachs, Bank of America và Deutsche Bank đều bán cổ phần của mình tại các ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2013 - 2016. Các nhà điều tiết cũng thiết lập các ngưỡng giá trị tài sản ròng cho các công ty nước ngoài để trở thành cổ đông lớn.
Đó có thể là một vấn đề đối với Goldman Sachs, Morgan Stanley và những tập đoàn khác đang nắm giữ cổ phần trong các liên doanh Trung Quốc thông qua các tổ chức được thành lập ở châu Á, thay vì một công ty toàn cầu.
Trên thực tế, việc mở cửa ngành tài chính có thể mang lại lợi nhuận gấp đôi cho Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc là phía đơn phương thụ hưởng mọi thành quả của thương mại toàn cầu nên việc mở cửa khiến sân chơi có vẻ công bằng hơn. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã cho rằng việc mở cửa là cần thiết để nâng cao chất lượng và sự linh hoạt của ngành công nghiệp nội địa, giúp phân bổ vốn hiệu quả hơn và thu hút đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể giúp cải thiện khả năng cạnh tranh trong ngành mà không phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nhà nước vốn được nhận nhiều bảo hộ và đặc quyền. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đặt ra tốc độ của riêng mình. Thống đốc ngân hàng trung ương ông Dịch Cương đã mô tả những động thái này là "thận trọng và tỉ mỉ".
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/