Viễn cảnh khó khăn của các ngân hàng Trung Quốc năm 2018
Trung Quốc hé mở tham vọng về ‘Con đường Tơ lụa trên băng’ | |
Đồng NDT chạm mức cao nhất 27 tháng so với đồng USD | |
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2010 |
Thanh khoản là vấn đề hàng đầu đối với các ngân hàng Trung Quốc
Theo Asian Banker, các ngân hàng ở Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm những nguồn thu nhập ổn định và huy động vốn hữu cơ.
Thanh khoản là vấn đề hàng đầu đối với các ngân hàng Trung Quốc, cả về những lý do trong nước và bên ngoài.
Những ngân hàng nhỏ sẽ không có nhiều lợi thế như ngân hàng lớn trong việc tăng lãi suất dự kiến năm 2018, bởi khoản nợ tương đối ít hơn và những khoản đầu tư lớn hơn.
Lợi nhuận thấp sẽ tiếp tục hạn chế khả năng của các ngân hàng Trung Quốc trong việc huy động vốn hữu cơ và nhanh chóng đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn vốn.
Ngân hàng Trung Quốc gặp khó trong việc phát triển |
Tăng trưởng kinh tế mạnh và giá sản xuất cao hơn làm tăng trưởng lợi nhuận công ty ở Trung Quốc. Với sự thúc đẩy của chính quyền trong việc giảm đòn bẩy tài chính, những công ty Trung Quốc, đặc biệt ở những ngành tăng trưởng mạnh có vẻ như sẽ giảm tăng trưởng đầu tư mới và dùng những dòng tiền để giảm tỷ lệ nợ cao của họ. Đối với ngành ngân hàng, điều này có thể xem như là sự tiến bộ về chất lượng tài sản, nhưng không thể che đi những lo ngại khác đang gia tăng.
Các ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn nhiều hơn
Thanh khoản là một trong những vấn đề hàng đầu với cả lý do trong và ngoài nước. Từ quan điểm nội địa, việc thúc đẩy tháo gỡ đòn bẩy tài chính và rủi ro đối tác tăng làm chi phí huy động tăng theo.
Các nhà quản lý siết chặt hơn đối với các tài sản ngoại bảng và hoạt động ngân hàng mờ ám làm cho những ngân hàng nhỏ và vừa không có những khoản tiền gửi lớn và ổn định gặp nhiều khó khăn hơn.
Nhiều công cụ gây quỹ bị hạn chế, gần đây nhất là những chứng chỉ tiền gửi chuyển đổi và trước đó là thị trường liên ngân hàng thông qua sự thúc đẩy của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đối với sự giám sát vĩ mô (MPA).
Liên quan đến những thúc đẩy bên ngoài, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đặc biệt trong việc giảm bảng tài sản, sẽ dẫn đến điều kiện tài chính chặt hơn ở Trung Quốc, cũng như cân bằng lãi suất cao hơn, và theo đó có thể ngăn cản dòng vốn chảy ra ngoài.
Lợi nhuận thấp từ nhiều lý do
Ngoài những lo ngại về thanh khoản vốn vẫn có thể được kiểm soát bởi PBOC thông qua chính sách tiền tệ nới lỏng, khả năng trả nợ của những ngân hàng Trung quốc cũng đang giảm.
Bảng cân đối tài chính vẫn đang mở rộng sẽ làm khó hơn để tăng vốn hữu cơ. Đặc biệt trước các yêu cầu tăng vốn từ Basel III, có thể làm cho các ngân hàng năm 2018 sẽ phải cẩn trọng hơn đối với tình hình thanh toán của họ, và do đó thúc đẩy họ tăng vốn mạnh hơn năm ngoái.
Trong khi điều tồi tệ nhất có vẻ như đã qua đi đối với khả năng sinh lợi – khi tăng trưởng lợi nhuận ròng đã phục hồi từ mức thấp năm 2015, thì khoảng cách giữa tài sản và tăng trưởng lợi nhuận vẫn còn lớn.
Tình hình này đặc biệt khó khăn đối với các ngân hàng nhỏ hơn. Bởi vì có những khoản tín dụng tương đối nhỏ và một khoản đầu tư lớn hơn, những ngân hàng nhỏ sẽ không có lợi thế nhiều như ngân hàng lớn do tăng lãi suất dự kiến trong năm 2018. Cùng với tình trạng khó xử mà họ cần phải đối mặt với thanh khoản và chi phí huy động tăng lên, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên biên lợi nhuận ròng vốn dĩ đã thấp.
Một nhận tốt khác ảnh hưởng đến lợi nhuận thấp (và liên quan một phần nhỏ đến vốn chủ sở hữu) là chính sách. Việc hoán đổi nợ của chính quyền điện phương ở quy mô lớn làm tăng danh mục đầu tư của các ngân hàng, nhưng cũng làm giảm lãi suất bình quân mà các ngân hàng tạo ra (từ trung bình 10% xuống còn 4% hiện giờ). Nói cách khác, những khoản cho vay của họ, kể từ năm 2008, đã kết thúc trong điều kiện an toàn hơn, nhưng vì thế cũng ít lãi hơn.
Chia sẻ rủi ro
Chất lượng tài sản được cải thiện, việc tiếp theo là tháo dỡ các khoản nợ của ngân hàng để cải thiện chất lượng tài sản đi kèm với chi phí của toàn bộ hệ thống tài chính còn lại. Những công ty quản lý quỹ và bảo hiểm, và cuối cùng là các hộ gia đình, sẽ tiếp tục chia sẻ rủi ro trong khắp ngành tài chính.
Nhìn chung, cải thiện chất lượng tài sản bằng cách chia sẻ rủi ro với phần còn lại của ngành tài chính có thể là sự trợ giúp đối với các ngân hàng, nhưng thực sự không đủ để giữ mức tăng trưởng tài sản của các ngân hàng Trung Quốc.
Chi phí của việc huy động vốn sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ hơn. Khả năng sinh lợi thấp hơn sẽ hạn chế khả năng huy động vốn hữu cơ, làm tăng nhu cầu huy động nguồn vốn khác.
Nhu cầu như vậy sẽ chỉ tăng lên một khi Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc áp buộc các yêu cầu về năng lực hấp thụ lỗ tổng thể. Vào cuối ngày, sẽ cần nhiều hơn những nguồn vốn thu nhập ổn định và nhiều thế hệ vốn hữu cơ hơn nữa đối với các ngân hàng Trung Quốc để thoát khỏi hoàn toàn vùng nguy hiểm sau khi sụt giảm tín dụng mạnh trong thập kỷ qua.