Bloomberg: Nếu doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc cạn vốn, cả thế giới sẽ gánh chịu hậu quả
Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu khu vực tư nhân của Trung Quốc không mạnh như nhưng gì thế giới nhìn thấy? Nếu, thay vào đó, các doanh nghiệp tư nhân được thúc đẩy bằng những khoản vay rủi ro và thị trường tài chính phù phiếm?
Những điều này cùng với lo ngại về việc chính phủ gia tăng sự can thiệp vào thị trường đã kìm hãm giới đầu tư trong năm 2018. Với các điều kiện tài chính nội địa thắt chặt, chứng khoán Trung Quốc rơi vào tình trạng bán tháo liên tục so với những thị trường chứng khoán lớn trên thế giới.
Sự hỗn loạn này đã gia tăng áp lực lên chính quyền Bắc Kinh, vốn đang phải đối mặt với những thử thách khó khăn để chống lại sự chậm lại của nền kinh tế, trong khi phải đồng thời phải ngăn chặn khoản nợ kỉ lục gây ra khủng khoảng.
Thất bại trong việc xâu chuỗi chính sách để giải quyết các vấn đề này có thể ảnh hưởng tới thị trường và các nền kinh tế trên toàn thế giới vào năm 2019.
Ảnh: Bloomberg. |
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải chiến đấu trên rất nhiều mặt trận, theo ông John-Paul Smith, nhà sáng lập của công ty Ecstrat, có trụ sở tại London. Ông cũng là người giữ lập trường giá xuống đối với chứng khoán Trung Quốc trong những năm gần đây.
"Giới đầu tư nên ít nhất chuẩn bị cho sự tăng trưởng chậm lại. Còn tồi tệ nhất là khả năng xảy ra sự bất ổn tài chính", ông Smith nói thêm.
Các doanh nghiệp tư nhân đã mất ít nhất 992 tỉ USD giá trị thị trường kể từ giữa tháng 6, tương đương khoảng 32 triệu USD cho mỗi phút giao dịch, theo dữ liệu tổng hợp từ Bloomberg và công ty WisdomTree Investments.
Trong tháng 10, cổ phiếu của doanh nghiệp tư nhân trên thị trường Trung Quốc ghi nhận tốc độ giảm nhanh nhất trong hơn ba năm so với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Các công ty địa phương, hầu hết là doanh nghiệp tư nhân, đã vỡ nợ kỉ lục 6,6 tỉ USD trong quí III. Bloomberg cho biết, ít nhất 57 doanh nghiệp tư nhân đã chấp nhận cứu trợ của chính phủ trong năm 2018.
Thiệt hại đều được ghi nhận ở cả công ty lớn và nhỏ, từ nhà khổng lồ mạng Tencent Holdings đến Jiaxing Linglingjiu Electric Lighting, nhà sản xuất bóng đèn nhiệt. Chủ sở hữu của Jiaxing Linglingjiu Electric Lighting đang đắn đo về việc rút khỏi ngành và về vùng nông thôn phía bắc Trung Quốc để làm ruộng.
Vấn đề ở chính Trung Quốc
Thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và việc nâng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đều góp phần, nhưng nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự hoảng loạn này nằm trong nội bộ Trung Quốc.
Vấn đề nghiêm trọng nhất tính tới thời điểm hiện tại là chiến dịch kéo dài trong gần 2 năm của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát lĩnh vực ngân hàng ngầm, những công ty tài chính không được coi là người cho vay chính thống, trị giá 9.000 tỉ USD của Trung Quốc.
Trong khi hành động được thiết kế để khiến ngành tài chính Trung Quốc trở nên an toàn và minh bạch hơn, nó cũng ngăn chặn kênh huy động vốn chính của những công ty tư vấn không thể tiếp cận ngân hàng truyền thống.
Đối mặt với tình trạng tín dụng cạn kiệt và sự tăng trưởng kinh tế yếu nhất kể từ năm 2009, nhiều doanh nghiệp nhỏ của Trung quốc đang vỡ nợ hoặc đóng cửa.
Chính phủ đã công bố các biện pháp để nới lỏng những hạn chế về huy động vớn, như yêu cầu một phần ba khoản vay mới của ngân hàng phải dành cho các công ty tư nhân. Tuy nhiên, những biện pháp được công bố tới thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ mạnh, theo ông Liu Xingqiang, Chủ tịch của nhóm thương mại các công ty vừa và nhỏ tại tỉnh Hà Bắc.
Theo ông, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước vẫn không muốn cho vay và khoảng 80% doanh nghiệp ông biết đang trong tình trạng "thoi thóp".
Xem thêm |