Báo cáo nhận định tương lai (tiếng Anh: Forward-looking Statement) của công ty là báo cáo cho các cổ đông về thu nhập mà công ty dự kiến sẽ đạt được trong quí hoặc năm tài chính sắp tới.
Giá trị tài sản hữu hình ròng (tiếng Anh: Net Tangible Assets) được tính bằng tổng tài sản của một công ty, trừ đi giá trị mọi tài sản vô hình, các khoản nợ và mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi.
Hệ số hoạt động (tiếng Anh: Operating Ratio) cho biết hiệu quả quản lí của công ty bằng cách so sánh tổng chi phí hoạt động của công ty với doanh thu thuần.
Thu nhập ròng sau thuế (tiếng Anh: Net Income After Taxes) là thuật ngữ tài chính được sử dụng để mô tả lợi nhuận của công ty sau khi tất cả các khoản thuế đã được thanh toán.
Tổng chi phí sở hữu (tiếng Anh: Total Cost of Ownership - TCO) là tất cả chi phí liên quan đến việc mua bán, chuẩn bị, khởi động, vận hành của một sản phẩm hay một khoản đầu tư.
Dòng tiền tự do có đòn bẩy (tiếng Anh: Levered Free Cash Flow - LFCF) là lượng tiền mà một công ty còn lại sau khi thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính của mình.
Tỉ lệ tổng chi phí (tiếng Anh: Total Expense Ratio) là thước đo tổng chi phí liên quan đến việc quản lí và vận hành quĩ đầu tư, bao gồm phí quản lí và phí bổ sung, như phí giao dịch, phí pháp lí, phí kiểm toán viên và các phí hoạt động khác.
Tỉ suất dòng tiền tự do (tiếng Anh: Free Cash Flow Yield) là tỉ lệ khả năng thanh toán tài chính, so sánh dòng tiền tự do trên mỗi cổ phiếu mà một công ty dự kiến sẽ kiếm được so với giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu.
Chỉ số thanh khoản (tiếng Anh: Liquidity Ratio) là một nhóm số liệu tài chính quan trọng được sử dụng để xác định khả năng trả nợ của con nợ trong ngắn hạn mà không cần phải huy động vốn bên ngoài.
Tỉ lệ khả năng thanh toán (tiếng Anh: Coverage Ratio) là một nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán nợ của công ty và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính như thanh toán lãi hoặc chi trả cổ tức.
Dòng tiền dư thừa (tiếng Anh: Excess Cash Flow) là một thuật ngữ được sử dụng trong các hợp đồng cho vay hoặc khế ước trái phiếu, nói đến phần dòng tiền của một công ty thường được người cho vay yêu cầu phải trả.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.