|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Công Thương ra Chỉ thị khẩn ngăn chặn chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ

20:26 | 15/04/2025
Chia sẻ
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích của hàng hóa xuất khẩu của chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích của hàng hóa xuất khẩu của Việt.

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09 về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.

Chỉ thị nêu rõ, hiện nay, tình hình thương mại quốc tế diễn biến phức tạp, nhanh, khó lường, cạnh tranh chiến lược ngày càng mạnh mẽ, nhạy cảm đặc, biệt khi Mỹ áp dụng chính sách thuế quan đối ứng đối với nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam.

Căng thẳng thương mại leo thang dẫn đến các hành vi gian lận thương mại, trong đó gian lận xuất xứ hàng hóa có xu hướng ngày càng gia tăng và phức tạp nhằm tránh các biện pháp trừng phạt mà các nước sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.

Nhằm hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước cơ cấu lại hoạt động sản xuất, phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị, cơ quan liên quan thuộc Bộ Công Thương, các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) triển khai quyết liệt, đồng bộ một số nhiệm vụ.

Trong đó, Cục Xuất khẩu nghiên cứu, tham mưu kịp thời với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2025 để tổ chức triển khai thực hiện việc cấp C/O trong tình hình mới.

Đồng thời, phối hợp Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức triển khai đồng bộ nhóm nội dung công việc đảm bảo công tác chuyển tiếp thực hiện cấp các loại C/O không ưu đãi, REX, CNM được thông suốt, tránh gián đoạn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Cục cũng có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng ban hành văn bản đề nghị các Bộ chức năng, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tăng cường quản lý giám sát nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu nước nhập khẩu.

Cục Xuất khẩu được giao làm đầu mối phối hợp với Cục Hải quan, Bộ Tài chính chủ trì tăng cường công tác đánh giá, giám sát, kiểm tra xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu sử dụng cho sản xuất, xuất khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định pháp luật về hải quan.

Cũng như, tổ chức mạng lưới thông tin, cơ sở hệ thống dữ liệu để tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cấp C/O tăng cường công tác cấp và kiểm tra C/O, đặc biệt xác định tiêu chí xuất xứ theo quy tắc cụ thể mặt hàng từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu.

Trong trường hợp cần thiết, đề xuất các biện pháp cụ thể ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích của hàng hóa xuất khẩu của chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích của hàng hóa xuất khẩu của Việt

Ngoài ra, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Vụ Pháp chế... triển khai các nhiệm vụ liên quan. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề xuất các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng "văn minh, hiện đại", phục vụ tốt, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đề nghị cấp C/O.

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra để chống gian lận xuất xứ. (Ảnh minh hoạ: CHP).

Vụ Pháp chế cần chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan để đề xuất xây dựng cơ chế thực hiện cấp C/O phù hợp trong tình hình mới.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) trong công tác giám sát, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu nhằm kịp thời đề xuất biện pháp xử lý trong tình hình mới.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẩn trương nâng cấp, hoàn thiện các tính năng của eCoSys để sớm triển khai công tác thực hiện cấp các loại C/O không ưu đãi, đảm bảo hiệu quả việc cấp C/O ưu đãi.

Chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu nghiên cứu, xây dựng bổ sung tính năng xử lý dữ liệu thông tin trên eCoSys nhằm phục vụ công tác rà soát, đánh giá, kiểm tra hoạt động đề nghị cấp C/O và xác minh trong trường hợp cần thiết.

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có nhiệm vụ chỉ đạo cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế và quy định về xuất xứ hàng hóa của các nước sở tại, cung cấp cho Cục Xuất nhập khẩu để hoàn thiện các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa, cấp C/O, ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa.

Cũng như, cung cấp kịp thời thông tin động thái chính sách của các nước trong công tác quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa thông qua các công cụ quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa, biện pháp phòng vệ thương mại.

Đối với Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương yêu cầu đơn vị này tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường phát hiện và xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa, đặc biệt nguyên liệu nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất hàng xuất khẩu, trong trường hợp cần thiết chuyển cơ quan chức năng xử lý đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan tổ chức cấp C/O cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm về việc cấp, kiểm tra, xác minh C/O và đẩy mạnh công tác phòng chống gian lận xuất xứ; kiểm tra C/O đặc biệt đối với các doanh nghiệp có lượng hồ sơ đề nghị cấp C/O tăng đột biến.

Hạ An

Chứng khoán Mỹ có phiên giảm nhẹ dù biến động từ chính sách thuế quan dịu bớt
Các chỉ số chính giảm nhẹ trong phiên 15/4 khi các nhà đầu tư phân tích những báo cáo tài chính đầu tiên của quý I/2025.