|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ATIGA: Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ đối với mặt hàng rau quả

08:51 | 17/10/2020
Chia sẻ
ATIGA áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống, chứng nhận xuất xứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Nước xuất khẩu cấp.

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D

Theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), C/O mẫu D gồm một bản gốc và hai bản sao, phải được làm bằng Tiếng Anh, được in trên giấy phù hợp với mẫu theo quy định của ASEAN.

Tất cả nước ASEAN, bao gồm Việt Nam đều đang cấp C/O mẫu D bản giấy. Cơ quan hải quan các Bên cũng chấp nhận C/O mẫu D bản giấy. 

Tuy nhiên, Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã ký Nghị định thư áp dụng C/O mẫu D điện tử (eC/O) và chính thức thực hiện việc trao đổi dữ liệu và áp dụng C/O mẫu D điện tử kể từ 1/1/2018. C/O mẫu D bản giấy vẫn được cấp và chấp nhận giữa các thành viên còn lại của ASEAN và giữa Việt Nam với các nước thành viên đó.

Tương tự AANZFTA và AJCEP, ATIGA qui định Nhà xuất khẩu có tên trên C/O giáp lưng và Nhà nhập khẩu có tên trên C/O gốc phải là một.

ATIGA cho phép C/O cấp lỗi có thể được xử lý dưới hai hình thức:

(i) Gạch bỏ chỗ có lỗi và bổ sung các thông tin cần thiết. Tất cả những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được Tổ chức cấp C/O chứng nhận. Các phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm; hoặc

(ii) Cấp C/O mới để thay thế C/O có lỗi.

Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ

ATIGA áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống: Chứng nhận xuất xứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Nước xuất khẩu cấp.

ATIGA cho phép C/O có thể cấp trước, trong hoặc sau thời điểm xuất khẩu của hàng hóa. Thời hạn cho trường hợp cấp sau thời điểm nhập khẩu không quá 01 năm kể từ ngày xuất khẩu, và người xuất khẩu phải đánh dấu vào ô "Issued Retroactively" trên C/O.

Thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ

Các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà không cần phải thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Hiện đã có hai dự án thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ đang được các nước ASEAN thực hiện, theo đó các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu, trong đó Việt Nam tham gia dự án thí điểm số 2.

Dự án thí điểm 1: Ký ngày 30/8/2010 bởi ba nước Brunei, Malaysia và Singapore, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11/2010. Thái Lan tham gia vào tháng 10/2011.

Dự án thí điểm 2: Ký ngày 29/8/2012 bởi ba nước Lào, Indonesia và Philippines, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2014. Việt Nam tham gia vào tháng 9/2014.

Điểm khác biệt chính giữa hai dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ này là trong dự án thí điểm thứ nhất, thương nhân xuất khẩu hay thương nhân nhập khẩu có thể tự chứng nhận, trong khi trong dự án thí điểm thứ hai, chỉ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của mình được tự chứng nhận xuất xứ.

Ở Việt Nam, cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN được quy định Thông tư số 28/2015/TT-BCT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 27/2017/TT-BCT.

Theo các Thông tư này, doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ phải đáp ứng các điều kiện gồm: 

(i) Là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; 

(ii) Không vi phạm quy định về xuất xứ trong hai năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; 

(iii) Là doanh nghiệp nhỏ và vừa trở lên; có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định cấp;

(iv) Về loại hàng hóa: thương nhân được lựa chọn không được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với những lô hàng do cơ quan hải quan phân loại vào luồng vàng hoặc luồng đỏ khi khai báo xuất khẩu.

Trên thực tế, đến 2017, ở Việt Nam mới chỉ có hai doanh nghiệp được tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ (Vinamilk và Nestle).

Ngày 3/10/2016, Chính phủ Việt Nam ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BCT thực hiện qui tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Dương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.