|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Dấu hiệu nhận biết

10:37 | 13/01/2020
Chia sẻ
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi lạm dụng khuyến mại nhằm lôi kéo khách hàng, gây thiệt hại cho chủ thể cạnh tranh khác.
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Dấu hiệu nhận biết - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: gefu)

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Khái niệm

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tạm dịch trong tiếng Anh là Promotion aimed at unfair competition.

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi lạm dụng khuyến mại nhằm lôi kéo khách hàng, gây thiệt hại cho chủ thể cạnh tranh khác, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ không có khả năng thực hiện các biện pháp khuyến mại tương tự để thu hút khách hàng.

Hệ quả của khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Nếu khuyến mại bị lạm dụng, đặc biệt là khi chúng bị lạm dụng quá mức, trường hợp nghiêm trọng có thể làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản. 

Hệ quả là người tiêu dùng sẽ không còn cơ hội lựa chọn nhà cung cấp khác và doanh nghiệp khuyến mại sau khi đã chiếm lĩnh được thị trường sẽ bỏ khuyến mại và có thể sẽ áp đặt những điều kiện thương mại bất lợi cho khách hàng. 

Như vậy, khuyến mại cũng là những hành vi, về lâu dài, có ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do định đoạt của khách hàng.

Dấu hiệu nhận biết

Để xác định một khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cần xem xét những dấu hiệu bổ sung sau đây:

- Liệu khuyến mại có giá trị quá lơn trong mối tương quan với giá trị của hàng hoá, dịch vụ được cung cấp hay không, chẳng hạn "mua 2 tặng 1".

- Liệu khuyến mại có thời gian quá dài hay không.

- Liệu hàng hoá mua bán và sản phẩm khuyến mại có quan hệ gần gũi với nhau hay không? (ví dụ, mua thùng bia được tặng một chiếc cốc – quan hệ gần gũi, nhưng tặng một hộp sô cô la: không có quan hệ gần gũi).

Trong mối quan hệ nếu hàng hoá mua bán và sản phẩm khuyến mại có quan hệ phụ thuộc vào nhau và với giá trị nhỏ thường được chấp nhận.

- Liệu việc đưa ra khuyến mại có hợp lí về mục đích thúc đẩy quan hệ mua bán hàng hoá hay không.

- Liệu việc khuyến mại có phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh hay không (nếu khuyến mại bằng cách là tặng thêm hàng hoá, nhưng tương ứng với số lượng tặng thêm đó, khách hàng phải huỷ bỏ hàng hoá của đối thủ cạnh tranh mà khách hàng đang sử dụng).

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

Diệu Nhi