|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là gì?

11:54 | 11/01/2020
Chia sẻ
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là bất kể các hành vi trực tiếp hay gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: negotiations)

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác 

Khái niệm

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là bất kể các hành vi trực tiếp hay gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Chủ thể kinh doanh có thể sử dụng bất kì phương tiện cạnh tranh hợp pháp nào để đạt được lợi thế trong kinh doanh. 

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh của mình diễn ra thuận lợi bằng cách gây rối, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thì bị coi là bất hợp pháp.

Hành vi này được tiến hành nhằm vào đối thủ cạnh tranh và với mục đích cạnh tranh mới được coi là cạnh tranh không lành mạnh.

Chẳng hạn, hành vi phá rối tại cơ sở kinh doanh, gây nhiễu hộ thống thông tin liên lạc, làm trục trặc nguồn điện năng phục vụ kinh doanh, thiết kế, sắp đặt các chướng ngại vật,… tại địa điểm, cơ sở kinh doanh của đối thủ cạnh tranh đều có thể coi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Ví dụ

Ví dụ điển hình về gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Sự việc xảy ra từ năm 2002, khi hệ thống liên lạc của hãng Taxi A liên tục bị chèn phá, gây nhiễu. 

Các cơ quan chức năng đã phát hiện thủ phạm là Công ty X – đơn vị quản lí Taxi B. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho công ty cả về doanh thu và uy tín.

Theo công ty A, mỗi ngày công ty bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng trong thời gian bị phá sóng (từ trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3). Công ty A đã khiếu nại ra UBND thành phố. 

Khi xem xét vị việc này, UBND Thành phố đã phải xin kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đả ý kiến của Thủ tướng xử lí Công ty X (đơn vị quản lí taxi B) phá sóng thông tin của đối thủ cạnh tranh A. 

Theo đó, UBND Thành phố được phép xử phạt hành chính mức cao nhất đối với Công ty X, đồng thời nếu Công ty X tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

Diệu Nhi