|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Học thuyết thành tín tuyệt đối (Doctrine Of Utmost Good Faith) là gì?

08:28 | 17/12/2019
Chia sẻ
Học thuyết thành tín tuyệt đối (tiếng Anh: Doctrine of utmost good faith) là một tiêu chuẩn tối thiểu, bắt buộc về mặt pháp lí rằng tất cả các bên tham gia trong một hợp đồng phải hành động trung thực, không lừa dối hoặc giấu diếm thông tin quan trọng.
pinoccio-shadow-with-live-man-facing-shadow-pointing-at-himself

Hình minh họa. Nguồn: AccuQuote

Học thuyết thành tín tuyệt đối

Khái niệm

Học thuyết thành tín tuyệt đối, tiếng Anh gọi là doctrine of utmost good faith, còn được biết đến với tên Latin là uberrimae fidei.

Học thuyết thành tín tuyệt đối là một tiêu chuẩn tối thiểu, bắt buộc về mặt pháp lí rằng tất cả các bên tham gia trong một hợp đồng phải hành động trung thực, không lừa dối hoặc giấu diếm thông tin quan trọng.

Học thuyết thành tín tuyệt đối được áp dụng trong nhiều giao dịch tài chính mỗi ngày, và là một trong những học thuyết nền tảng của luật bảo hiểm.

Hiểu rõ hơn về học thuyết thành tín tuyệt đối

Nguyên tắc của thành tín tuyệt đối yêu cầu tất cả các bên tham gia phải nói rõ mọi thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào một hợp đồng của mỗi bên. Trong thị trường bảo hiểm, điều này có nghĩa là bên đại lí phải giải thích rõ tất cả chi tiết quan trọng trong hợp đồng và các điều khoản của nó.

Trong khi đó, người đăng kí tham gia cũng có nghĩa vụ pháp lí phải trình bày tất cả thông tin quan trọng mà họ biết, bao gồm chi tiết chính xác về vấn đề cần được bảo hiểm và họ đã từng bị từ chối bảo hiểm trong quá khứ hay chưa. Những thông tin này được bên bảo hiểm sử dụng để đưa ra quyết định có cấp bảo hiểm cho người đăng kí hay không và phí cho điều khoản bao hiểm là bao nhiêu.

Học thuyết thành tín tuyệt đối cung cấp sự đảm bảo chung rằng các bên liên quan đang tham gia vào một giao dịch đáng tin cậy và hợp đạo đức. Các giao dịch hợp đạo đức bao gồm việc đảm bảo mọi thông tin liên quan đều được chuẩn bị sẵn sàng trong quá trình đàm phán hoặc khi số tiền được xác định.

Hậu quả của việc vi phạm thành tín

Do bản chất của giao dịch, việc vi phạm học thuyết thành tín có thể gây ra nhiều hậu quả. Phổ biến nhất là khi một hợp đồng được kí kết dựa trên các thông tin sai do chủ ý gian lận có thể khiến cho hợp đồng trở nên vô hiệu.

Ngoài ra, trong trường hợp việc cung cấp hàng hóa hay dịch được thực hiện trước khi thông tin sai bị phát hiện, thì bên bị cung cấp thông tin sai có thể khởi kiện. Việc khởi kiện có thể bao gồm quyền đòi lại chi phí liên quan đến việc kí kết hợp đồng được coi là gian lận này.

(Theo Investopedia)


Thiên Cơ