|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hoạt động từ thiện mạo hiểm (Venture Philanthropy) là gì? Nguồn gốc của hoạt động từ thiện mạo hiểm

09:34 | 26/05/2020
Chia sẻ
Hoạt động từ thiện mạo hiểm (tiếng Anh: Venture Philanthropy) là việc áp dụng các nguyên tắc tài trợ vốn mạo hiểm truyền thống để đạt được những nỗ lực từ thiện.
Hoạt động từ thiện mạo hiểm (Venture Philanthropy) là gì? Nguồn gốc của hoạt động từ thiện mạo hiểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Optimy Wiki

Hoạt động từ thiện mạo hiểm

Khái niệm

Hoạt động từ thiện mạo hiểm trong tiếng Anh là Venture Philanthropy.

Hoạt động từ thiện mạo hiểm là việc áp dụng các nguyên tắc tài trợ vốn mạo hiểm truyền thống để đạt được những nỗ lực từ thiện.

Hiểu về Hoạt động từ thiện mạo hiểm

Hoạt động từ thiện mạo hiểm áp dụng hầu hết các nguyên tắc tương tự của tài trợ vốn mạo hiểm để đầu tư vào khởi nghiệp, tăng trưởng. Mục đích chính của hoạt động này không phải lợi nhuận mà là đầu tư vào việc thúc đẩy một số loại lợi ích xã hội. Đây là một thuật ngữ chung có thể được sử dụng để nói ngắn gọn cho nhiều loại hình đầu tư từ thiện khác nhau. Khác với đầu tư tác động, trong đó việc đầu tư chú trọng hơn đến việc tạo ra lợi nhuận trong khi đầu tư, thì hoạt động từ thiện mạo hiểm đầu tư vào các dự án mạo hiểm giải quyết các mối quan tâm xã hội.

Hoạt động này đặc trưng với mức độ giám sát và tham gia của nhà đầu tư cao. Thông thường, các nhà tài trợ chính sẽ ngồi trong hội đồng quản trị của các tổ chức mà họ hỗ trợ và họ thường có liên quan mật thiết đến các khía cạnh hoạt động hoặc quản lí của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ hỗ trợ đưa ra lời khuyên, giới thiệu khách hàng, các mối quan hệ có ích cho doanh nghiệp. 

Loại hình hoạt động này có nhiều hình thức. Chúng bao gồm các quĩ tư nhân được sở hữu hoặc hỗ trợ bởi các cá nhân giàu có (như Quỹ Bill và Melinda Gates), các khoản tài trợ của chính phủ hoặc trường đại học được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động từ thiện, các tổ chức đầu tư từ thiện của các tổ chức đầu tư lớn.

Nguồn gốc của hoạt đồng từ thiện mạo hiểm

Thuật ngữ này ban đầu được đặt ra bởi John D. Rockefeller III vào năm 1969, người đã mô tả nó là "một cách tiếp cận mạo hiểm để tài trợ cho các mục tiêu xã hội". Quĩ Rockefeller vẫn là một tổ chức hàng đầu cho đầu tư có tính xã hội. 

Hoạt động từ thiện mạo hiểm dần trở nên phổ biến khi công chúng ngày càng tin rằng các cơ chế tài chính truyền thống (đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc trường đại học, ...) hiếm khi hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các ngành công nghiệp có lợi cho xã hội khác. Hoạt động từ thiện mạo hiểm cũng cho thấy sự gia tăng nhận thức của công chúng về tình hình quan ngại của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. 

(Theo Investopedia)

Lê Huy