|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và New Zealand

22:35 | 25/03/2020
Chia sẻ
Nhận thấy tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và New Zealand, hai nước đã đi đến kí kết Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế. Mong muốn thúc đẩy, mở rộng thương mại và hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi, quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ quốc tế của mình.

Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và New Zealand - Ảnh 1.

(Nguồn: VGP)

Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và New Zealand

Thời gian kí kết: 18/7/1994.

Nơi kí kết: Hà Nội.

Nhận thấy tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và New Zealand, hai nước đã đi đến kí kết Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế. Mong muốn thúc đẩy, mở rộng thương mại và hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi, quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ quốc tế của mình.

Chính phủ hai nước sẽ dùng mọi cách thích hợp trong khuôn khổ luật pháp và qui định hiện hành của mỗi nước, nhằm tạo điều kiện dễ dàng tăng cường, đa dạng hóa thương mại và khuyến khích sự hợp tác kinh tế song phương.

Đãi ngộ tối huệ quốc theo Hiệp định

Việt Nam và New Zealand sẽ dành cho nhau sự đối đãi của chế độ tối huệ quốc về:

- Thuế quan, các loại phí đánh vào hoặc liên quan đến việc nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm.

- Cách thu các loại thuế và phí này.

- Các qui tắc và thủ tục liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu. 

- Các loại thuế nội địa hoặc bất kì loại phí nội địa nào khác có thể đánh vào hàng hoá, sản phẩm đã nhập và đã hoàn thành thủ tục Hải quan. 

Trong việc thi hành điều khoản này, Chính phủ New Zealand sẽ áp dụng biểu thuế thông thường của nước mình, ngoại trừ đối với những sản phẩm được hưởng những ưu đãi đặc biệt.

Những qui định trên của Hiệp định này sẽ không áp dụng đối với:

- Những ưu đãi mà một trong hai Bên kí kết đã hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch biên giới. 

- Những ưu đãi mà một trong hai Bên kí kết đã hoặc có thể dành cho nước cùng tham gia với mình trong các khu mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, các Hiệp định kinh tế khu vực hoặc các Hiệp định khác do các Bên đã hoặc sẽ dành cho các nước khác theo thể thức đặc biệt.

Tổ chức các cuộc tham khảo ý kiến

Ðể tạo dễ dàng cho việc thực hiện Hiệp định này, hai Bên kí kết đồng ý định kì tổ chức các cuộc tham khảo ý kiến ở cấp Bộ trưởng, hoặc cấp quan chức cấp cao theo thời gian hai Bên thỏa thuận nhưng không dưới hai năm một kì. 

Các cuộc tham khảo ý kiến, được tổ chức luân phiên ở Việt Nam và New Zealand, sẽ: 

- Xem xét tình hình thương mại và hợp tác kinh tế kể cả các trở ngại giữa hai nước.

- Nghiên cứu các đề nghị trong khuôn khổ của Hiệp định này nhằm mở rộng hơn và đa dạng hoá các quan hệ thương mại và kinh tế. 

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và New Zealand

Theo Bnews, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và New Zealand tăng đều qua các năm, từ 300 triệu USD năm 2009 lên 750 triệu USD năm 2013 (tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm).

Năm 2014 đạt hơn 800 triệu USD, 2015 đạt hơn 700 triệu USD và năm 2016 đạt xấp xỉ 707 triệu USD (Việt Nam xuất 358 triệu USD và nhập 349 triệu USD).

Riêng năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 900 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất hơn 425 triệu USD và nhập hơn 401 triệu USD.

Theo thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và New Zealand tăng đều qua các năm gần đây và đạt ngưỡng 1 tỉ USD năm 2018.

New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác lớn thứ 17 của New Zealand. Nền kinh tế hai nước có tính chất bổ sung cho nhau trên nhiều phương diện.

Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phêhạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt maygiày dépvật liệu xây dựng...

Hiện mới có xoài và thanh long là mặt hàng hoa quả tươi duy nhất của Việt Nam được xuất vào thị trường New Zealand.

Chi tiết về Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và New Zealand

 

Phùng Nguyệt