|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thêm 100 triệu USD tài trợ cho thương mại xanh

07:19 | 19/01/2024
Chia sẻ
Việt Nam sẽ là nơi khởi đầu triển khai gói 100 triệu USD cấp vốn cho thương mại xanh, tức giao dịch hàng hóa phục vụ phát triển xanh.

Tuyên bố này được Thủ tướng Hungary Viktor Orban nêu tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 18/1, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary.

Thủ tướng Viktor Orban đánh giá Việt Nam là "một trong những thị trường tiềm năng nhất của Hungary tại Châu Á - Thái Bình Dương" và ngày càng nhiều doanh nghiệp Hungary quan tâm mở rộng đầu tư, kinh doanh ở đây. Ông khẳng định với tư cách là Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng cuối năm 2024 sẽ thúc đẩy các nước còn lại phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

EVIPA bao gồm các điều khoản bảo hộ và cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giống như một hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) song phương giữa một thành viên EU và một quốc gia ngoại khối. Hiệp định này phải được cả EU lẫn quốc hội của các nước thành viên phê chuẩn.

Hungary là quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn EVIPA, trước đó cũng tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đàm phán và ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Những cánh quạt điện gió chuẩn bị được lắp đặt tại Quảng Trị ngày 11/8/2021. (Ảnh: Hoàng Táo)

Theo BII, thương mại đóng một phần quan trọng trong việc thúc đẩy dòng hàng hóa giúp các quốc gia trong khu vực giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn tài trợ toàn cầu ước khoảng 2.500 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài ra, các ngân hàng địa phương hiện không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay với kỳ hạn đủ dài để chi trả hàng hóa cho các dự án về biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. "Tài trợ thương mại xanh sẽ thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng của ngành năng lượng tái tạo và giải quyết các nút thắt trong nhiều vấn đề", ông Srini Nagarajan, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc châu Á BII, nói.

"Nghiên cứu chỉ số Net Zero 2023" do PwC mới công bố cho biết châu Á - Thái Bình Dương đã giảm cường độ phát thải carbon xuống 2,8% vào năm 2022, gấp đôi tỷ lệ 1,2% của năm 2021 và cao hơn so với tỉ lệ toàn cầu là 2,5%.

Nhưng chỉ có 5 nền kinh tế gồm Việt Nam, New Zealand, Pakistan, Hàn Quốc, Singapore vượt qua ngưỡng giảm phát thải carbon tự đề ra (NDC). Trong đó, Việt Nam đóng góp 0,9% vào tổng phát thải CO2 toàn cầu và giảm được 6,5% so với NDC là 2,5% đến 2030.

Ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Dự án Vốn và Cơ sở hạ tầng, PwC Việt Nam, đánh giá các mục tiêu NDC được Việt Nam cập nhật năm 2022 đã cho thấy những bước tiến đáng kể trong việc ưu tiên sự phát triển bền vững.

"Mặc dù các nội dung NDC dường như đã phù hợp với tham vọng Net Zero của Việt Nam vào năm 2050, vẫn cần nhiều hành động thiết thực hơn nữa để tăng tốc đến một tương lai đạt phát thải ròng bằng không", ông nhận định.

Sự thay đổi này đòi hỏi hợp tác hành động từ cả chính phủ, thông qua các chính sách mạnh mẽ và hướng dẫn chi tiết, bao gồm thúc đẩy hợp tác toàn cầu; và các doanh nghiệp, thông qua kinh doanh có trách nhiệm và đầu tư xanh, theo PwC.

Viễn Thông

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.