|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ

18:21 | 06/03/2020
Chia sẻ
Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được kí kết với mong muốn thiết lập, phát triển quan hệ kinh tế thương mại bình đẳng và cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau.

Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa. Nguồn: reatimes.vn)


Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ

Thời gian kí kết: 13/7/2000.

Địa điểm kí kết: Washington, D.C.

Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được kí kết với mong muốn thiết lập, phát triển quan hệ kinh tế thương mại bình đẳng và cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau.

Việc hai nước chấp nhận và tuân thủ các qui tắc, tiêu chuẩn thương mại quốc tế sẽ giúp phát triển quan hệ thương mại cùng có lợi, làm nền tảng cho các mối quan hệ đó.

Việt Nam là một nước đang phát triển, hiện trong quá trình chuyển đổi kinh tế và đang tiến hành các bước hội nhập và kinh tế khu vực và thế giới, trong đó có việc tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Mỹ và Việt Nam thỏa thuận rằng, các mối quan hệ kinh tế, thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là những nhân tố quan trọng, cần thiết cho việc tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Tạo thuận lợi trong kinh doanh

Cho phép các công dân và công ty của nước kia được nhập khẩu và sử dụng,thiết bị văn phòng và các thiết bị khác như máy chữ, máy photocopy, máy tính, máy fax liên quan đến việc tiến hành các hoạt động của họ trên lãnh thổ của mình.

Tuỳ thuộc vào luật pháp và thủ tục của nước mình về nhập cảnh và các cơ quan đại diện nước ngoài, cho phép các công dân và các công ty của Bên kia được tiếp cận, sử dụng nơi làm việc và nơi ở, trên cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá thị trường. 

Tùy thuộc vào luật pháp, qui định, thủ tục của mình về nhập cảnh và các cơ quan đại diện nước ngoài, cho phép các công dân và công ty của Bên kia thuê các đại lý, nhà tư vấn và phân phối của một trong hai bên cho hoạt động sản xuất, đầu tư theo giá cả và điều kiện được thoả thuận giữa các bên. 

Cho phép các công dân và công ty của Bên kia quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của họ bằng cách thỏa thuận trực tiếp với các tổ chức thông tin quảng cáo, bao gồm đài truyền hình, đài phát thanh, đơn vị kinh doanh in ấn và bảng hiệu. Hoặc có thể bằng cách gửi thư trực tiếp, bao gồm cả việc sử dụng các phong bì thư và bưu thiếp được ghi sẵn địa chỉ đến công dân hoặc công ty đó. 

Khuyến khích liên hệ và cho phép bán trực tiếp những hàng hóa, dịch vụ giữa các công dân và công ty của Bên kia với người sử dụng cuối cùng và các khách hàng khác. Khuyến khích liên hệ trực tiếp với các cơ quan, tổ chức mà quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến khả năng bán hàng.

Cho phép các công dân và các công ty của Bên kia tiến hành nghiên cứu thị trường trên lãnh thổ của mình một cách trực tiếp hoặc thông qua hợp đồng. Đồng thời cho phép được dự trữ đầy đủ hàng mẫu và phụ tùng thay thế phục vụ dịch vụ sau bán hàng, đối với các sản phẩm của đầu tư theo Hiệp định này. 

Mở rộng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ do chính phủ cung cấp, bao gồm các tiện ích công cộng, trên cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá cả công bằng, thỏa đáng, trong mọi trường hợp không cao hơn giá cả áp dụng cho các công dân và công ty của các nước thứ ba.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 4,76 tỉ USD trong tháng 1/2020. Tuy nhiên vì là tháng đầu năm nên kim ngạch sụt giảm nhẹ 17,11% so với tháng trước đó và giảm 7,47% so với cùng kì năm ngoái.

Việt Nam xuất khẩu rất nhiều mặt hàng sang thị trường Mỹ, trong đó xuất khẩu chủ lực là hàng dệt may chiếm 25,58% thị phần đạt 1,21 tỉ USD, giảm 23,38% so với cùng kì. 

Kế đến là hai nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12,39% thị phần đạt 590,68 triệu USD, mặc dù giảm 13,14% so với tháng trước đó nhưng lại tăng trưởng mạnh mẽ tới 97,4% so với cùng kì năm 2019; giày dép các loại đạt 507,39 triệu USD, chiếm 10,65% thị phần, giảm 18,19% so với tháng 1/2019.

Có 5 nhóm hàng khác có kim ngạch xuất khẩu đạt hàng trăm USD nhưng chỉ có nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có kim ngạch tăng trưởng 24,98% so với cùng kì đạt 499,7 triệu USD, trong khi các nhóm còn lại đều sụt giảm.

Chi tiết về Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ

Phùng Nguyệt