Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Nga
Thông tin cơ bản về Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Nga
Thời gian kí kết: 16/6/1994.
Nơi kí kết: Moscow, Nga.
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Nga được kí kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư một nước, trên lãnh thổ của nước kia.
Việt Nam và Nga đều cho rằng việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi về kinh tế, thương mại và khoa học kĩ thuật.
Khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Mỗi Bên kí kết sẽ khuyến khích các nhà đầu tư của Bên kí kết kia tiến hành đầu tư trên lãnh thổ của mình, đồng thời cho phép thực hiện các đầu tư đó phù hợp với luật pháp của mình.
Mỗi nước theo luật pháp của mình, bảo đảm một sự bảo hộ hoàn toàn và vô điều kiện về mặt pháp lí, đối với đầu tư của các nhà đầu tư Bên kí kết kia.
Đãi ngộ tối huệ quốc theo Hiệp định
Mỗi Bên kí kết, theo luật pháp của mình đối với đầu tư của nhà đầu tư Bên kí kết kia, các hoạt động có liên quan đến đầu tư phải có một chế độ công bằng, thỏa đáng, loại trừ việc áp dụng những biện pháp có tính chất phân biệt, mà có thể cản trở việc quản lí và thực hiện các đầu tư.
Những ưu đãi trên sẽ không kém thuận lợi so với chế độ dành cho đầu tư, hay hoạt động liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư của nước mình phù hợp với luật pháp của Bên kí kết, mà trên lãnh thổ của Bên kí kết đó đang tiến hành đầu tư hoặc so với bất kì nhà đầu tư nước thứ ba nào.
Mỗi Bên kí kết dành cho mình quyền quyết định các ngành và lĩnh vực hoạt động đó, có thể loại trừ hoặc hạn chế sự hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tranh chấp giữa một nước và nhà đầu tư của nước kia
Các tranh chấp giữa một Bên kí kết và nhà đầu tư của Bên kí kế kia phát sinh từ việc thực hiện đầu tư. Bao gồm cả những tranh chấp về phạm vi, điều kiện hoặc trình tự trả bồi thường, sẽ có thể được giải quyết thông qua thương lượng.
Nếu bằng cách đó, việc tranh chấp không được giải quyết trong vòng 6 tháng kể từ khi phát sinh, thì việc tranh chấp đó có thể đưa ra:
- Toà án có thẩm quyền hay trọng tài của Bên kí kết mà tại đó đầu tư đang thực hiện.
- Cơ quan trọng tài của Phòng Thương mại Stockholm.
- Tòa án trung gian phù hợp với qui chế Trọng tài của Uỷ ban Liên Hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
Tình hình đầu tư giữa Việt Nam và Nga
Về đầu tư, năm 2018, Nga đứng thứ 24 trên 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 123 dự án và tổng vốn đăng kí là 932 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã có 22 dự án đầu tư vào Nga với tổng số vốn đầu tư mới và tăng vốn đạt gần 3 tỉ USD.
Trong đó, các dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa trị giá hơn 2 tỉ USD do Công ty TH True Milk đầu tư tại Moscow và Kaluga đã trở thành điểm sáng trong quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Nga.
Chi tiết về Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Nga