|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Kĩ thuật giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

04:00 | 04/03/2020
Chia sẻ
Hiệp định Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Kĩ thuật giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ được kí kết với mong muốn mở rộng và phát triển hợp tác hai nước, trên cơ sở hai Bên cùng có lợi.
Hiệp định Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Kĩ thuật giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.

Hiệp định Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Kĩ thuật giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: baochinhphu)

Thông tin cơ bản về Hiệp định Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Kĩ thuật giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

Thời gian kí kết: 27/8/1997.

Nơi kí kết: Ankara.

Hiệp định Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Kĩ thuật giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ được kí kết với mong muốn mở rộng và phát triển hợp tác hai nước, trên cơ sở hai Bên cùng có lợi.

Đãi ngộ tối huệ quốc theo Hiệp định

Các Bên kí kết sẽ dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc trong lĩnh vực thuế quan, như các thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước.

Mỗi Bên kí kết sẽ không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ lãnh thổ của nước kí kết Bên kia, về phương diện hạn chế số lượng, cấp giấy phép và cấp tiền tệ cần thiết để thanh toán các hàng nhập khẩu đó.

Những qui định trên sẽ không áp dụng cho:

- Những ưu đãi mà các Bên kí kết đã dành hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng của mình để tạo dễ dàng cho việc buôn bán biên giới.

- Những ưu đãi được hưởng do một liên minh quan thuế hoặc một khu vực mậu dịch tự do mà một Bên kí kết là hoặc sẽ là một Bên tham gia.

- Những ưu đãi mà các Bên kí kết đã dành hoặc sẽ dành cho bất cứ một nước đang phát triển nào theo hiệp định khu vực hoặc nhiều bên. 

Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và kĩ thuật

Trong các lĩnh vực kinh tế và kĩ thuật, các Bên kí kết nhận thấy có thể hợp tác trong các lĩnh vực sau đây: 

- Tài nguyên nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. 

- Công nghiệp chế biến nông sản. 

- Công nghiệp chế tạo. 

- Luyện kim. 

- Công nghiệp qui mô vừa và nhỏ. 

- Thăm dò và khai thác khoáng sản. 

- Cơ khí và xây dựng. 

- Các dịch vụ về tài chính, công ăn việc làm, công nghiệp và ngân hàng.

- Giao thông vận tải và truyền thông.

- Du lịch. 

- Những khu chế xuất. 

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đạt hơn 1,01 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm 2019, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ là 838,4 triệu USD, giảm 20,47% trong khi kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia này là 175,33 triệu USD, tăng 22,52% so với cùng kì năm 2018. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt xấp xỉ 663 triệu USD, giảm 21,4% trong khi kim ngạch nhập khẩu là 177,93 triệu USD, tăng 40,2% so với cùng giai đoạn năm 2018. 

Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng giảm sút so với cùng kì năm trước ở hầu hết các mặt hàng, ngoại trừ một số sản phẩm như phương tiện vận tải phụ tùng, hàng thủy sảnhạt tiêuchất dẻo và các sản phẩm từ chất dẻo. 

Cụ thể, thứ hạng các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này không có nhiều thay đổi, những mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện máy vi tính, sản phẩm điện tử và xơ sợi dệt các loại vẫn là những sản phẩm chủ lực của Việt Nam vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, với tỉ trọng chiếm xấp xỉ 75% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. 

Kim ngạch xuất khẩu của điện thoại và linh kiện đạt 324,89 triệu USD giảm 20%, máy vi tính và sản phẩm điện tử đạt 98,3 triệu USD giảm 30,6% và sản phẩm xơ sợi dệt các loại đạt 72,9 triệu USD giảm 21,1%. 

Kết thúc 6 tháng năm 2019, nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận sự tăng đột biến từ nhóm hàng sắt thép các loại với kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 27 tỉ USD tăng tới 2.762% so với 6 tháng 2018.

Chi tiết về Hiệp định Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Kĩ thuật giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ 

Phùng Nguyệt