|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định dệt may đa phương (Multi-fiber Arrangement) là gì? Các nội dung liên quan

14:22 | 10/10/2019
Chia sẻ
Hiệp định dệt may đa phương (tiếng Anh: Multi-fiber Arrangement) là Hiệp định thương mại kí kết giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nó có nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động thương mại giữa các nước về hàng dệt và may mặc.
ttxvn_det_may

Hình minh họa (Nguồn: kinhtevadubao.vn)

Hiệp định dệt may đa phương (Multi-fiber Arrangement)

Khái niệm

Hiệp định dệt may đa phương trong tiếng Anh là Multi-fiber Arrangement; viết tắt MFA.

Hiệp định dệt may đa phương là Hiệp định thương mại kí kết giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nó có nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động thương mại giữa các nước về hàng dệt và may mặc. 

Mục tiêu của Hiệp định dệt may đa phương

Mục tiêu của Hiệp định dệt may đa phương là trao cho các nước nghèo khả năng tiếp cận chắc chắn và ngày càng tăng đối với thị trường ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng đồng thời cũng đảm bảo rằng mức gia tăng nhập khẩu của các mặt hàng này không làm gián đoạn sự phát triển của ngành dệt may hiện có ở các nước phát triển. (Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các nội dung về Hiệp định dệt may đa phương

Theo Hiệp định dệt may đa phương, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã hạn chế nhập khẩu từ các nước đang phát triển trong nỗ lực bảo vệ các ngành công nghiệp dệt may trong nước của họ. 

Theo thỏa thuận, cứ mỗi nước đang phát triển kí kết sẽ được chỉ định hạn ngạch (số lượng có hạn) về các mặt hàng được qui định có thể được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU. (Lưu ý rằng khi bắt đầu thỏa thuận, EU không tồn tại ở cộng đồng hiện tại; thỏa thuận bao gồm Cộng đồng Châu Âu (EC) và Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA)). (Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

MFA1 (1974) cho phép nhập khẩu tăng 6%/năm tính theo giá thực tế. MFA2 (1978) và MFA3 (1982) gắn với một loạt thỏa thuận song phương, được thỏa thuận giữa các nước với nhau cho từng sản phẩm hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng mà hàng nhập khẩu làm gián đoạn thị trường trong nước. Hiện nay MFA bao hàm khoảng 3000 hạn ngạch cho các nước và sản phẩm khác nhau.

MFA là một dạng của chủ nghĩa bảo hộ phân biệt đối xử chống lại lợi ích của các nước kém phát triển, mặc dù nhiều nước trong số đó phụ thuộc nặng nề vào ngành dệt may với vai trò là ngành chủ đạo trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. MFA rõ ràng đối lập với các nguyên tắc của GATT, nhưng cho đến nay người ta vẫn tách vấn đề này ra khỏi các qui định chung của GATT.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

TH