|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiện tượng biến động bất đối xứng (Asymmetric Volatility Phenomenon) là gì? Nội dung liên quan

16:25 | 12/11/2019
Chia sẻ
Hiện tượng biến động bất đối xứng (tiếng Anh: Asymmetric Volatility Phenomenon) là xu hướng quan sát cho thấy biến động thị trường vốn sẽ cao hơn ở các thị trường suy thoái so với các thị trường tăng trưởng.
78293570-5bfc2b8cc9e77c0026b4f8e9

Hình minh họa (Nguồn: investopedia.com)

Hiện tượng biến động bất đối xứng (Asymmetric Volatility Phenomenon)

Khái niệm

Hiện tượng biến động bất đối xứng trong tiếng Anh là Asymmetric Volatility Phenomenon; viết tắt là AVP.

Hiện tượng biến động bất đối xứng là xu hướng quan sát cho thấy biến động thị trường vốn sẽ cao hơn ở các thị trường suy thoái so với các thị trường tăng trưởng.

Nội dung về hiện tượng biến động bất đối xứng

Biến động bất đối xứng là một hiện tượng thực tế: chiều hướng lên giá của thị trường có xu hướng từ từ còn chiều hướng giảm giá thì sắc nét hơn, dốc hơn và giảm nhiều hơn. Phạm vi giá cả hàng ngày có xu hướng cao hơn ở chiều hướng giảm giá hơn là chiều hướng lên giá.

Tuy nhiên, không có sự nhất trí về nguyên nhân gây ra việc này. Có một lời giải thích là đòn bẩy thương mại dẫn đến các lệnh gọi kí quĩ và bắt buộc bán. Các cách giải thích khác đến từ lĩnh vực tài chính hành vi, như các vòng phản hồi hành vi trong đó một số hành vi nhất định kích động nhiều hành vi tương tự và bán tháo ồ ạt.

Theo lí thuyết triển vọng, mọi người phải chịu sự ngại mất mát, được phát triển bởi Kahneman và Tversky vào năm 1979. Nói cách khác, họ thích tránh thua lỗ để có được lợi nhuận tương đương. Một số nghiên cứu cho thấy sự mất mát lớn gấp đôi so với lợi lộc về mặt tâm lí. Sự thiên vị này làm sai lệch đánh giá về xác suất. 

Ví dụ, lí thuyết triển vọng cũng giải thích cho các hành vi tài chính phi logic khác, chẳng hạn như hiệu ứng ngược vị thế, đó là xu hướng các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu mất giá quá lâu và bán cổ phiếu sinh lời quá sớm. 

Dựa trên công trình của Kahneman và Tversky, các nhà tâm lí học tiến bộ đã phát triển các lí thuyết về lí do tại sao việc đánh giá rủi ro và tỉ lệ cược không thể tách rời khỏi cảm xúc - và tại sao sự ác cảm mất mát có thể gây ra biến động bất đối xứng.

Một trong những yếu tố khó khăn trong việc xác định nguyên nhân của sự biến động bất đối xứng là tách biệt các yếu tố trên toàn thị trường (hệ thống) với các yếu tố đặc thù chứng khoán (đặc trưng). Thuyết ngại lỗ đã phát triển thành hàm giá trị bất đối xứng:

joyloss-5bfd7078c9e77c0051ba8796

Sự tồn tại của biến động bất đối xứng đóng một vai trò quan trọng trong quản lí rủi ro và chiến lược phòng ngừa rủi ro cũng như giá quyền chọn.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH