|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ số EV/2P (EV/2P Ratio) là gì? Hệ số EV/2P cho biết điều gì?

09:16 | 19/05/2020
Chia sẻ
Hệ số EV/2P (tiếng Anh: EV/2P Ratio) là tỉ lệ được sử dụng để định giá các công ty dầu khí. Hệ số EV/2P là một số liệu giúp các nhà phân tích hiểu được nguồn lực của một công ty có thể hỗ trợ tốt như thế nào cho hoạt động và tăng trưởng của công ty.
Hệ số EV/2P (EV/2P Ratio) là gì? Hệ số EV/2P cho biết điều gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Express Tribune

Hệ số EV/2P

Khái niệm

Hệ số EV/2P trong tiếng Anh là EV/2P Ratio.

Hệ số EV/2P là tỉ lệ được sử dụng để định giá các công ty dầu khí. Nó bao gồm giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value - EV) chia cho dự trữ đã được chứng minh (the Proven) và có thể xảy ra (the Probable).

Công thức tính hệ số EV/2P là

EV/2P = Giá trị doanh nghiệp/Dự trữ 2P

trong đó:

Dự trữ 2P = Tổng dự trữ đã được chứng minh và có thể xảy ra

Giá trị doanh nghiệp = MC + Tổng nợ - TC

MC = Vốn hóa thị trường (Market Capitalization)

TC = Tiền và các khoản tương đương tiền (Total Cash and Cash Equivalents)

Dự trữ đã được chứng minh có khả năng được phục hồi, trong khi dự trữ có thể xảy ra ít có khả năng được phục hồi hơn. Tổng dự trữ đã được chứng minh và có thể xảy ra được thể hiện bằng 2P.

Hệ số EV/2P cho biết điều gì?

Hệ số EV/2P là một số liệu giúp các nhà phân tích hiểu được nguồn lực của một công ty có thể hỗ trợ tốt như thế nào cho hoạt động và tăng trưởng của công ty. Không nên chỉ sử dụng hệ số EV/2P để phân tích, vì không phải tất cả các dự trữ đều giống nhau. Tuy nhiên, nó vẫn có thể là một số liệu quan trọng nếu không có nhiều thông tin về dòng tiền của công ty.

Dự trữ có thể được chứng minh, có thể xảy ra, hoặc có thể. Dự trữ đã được chứng minh thường được gọi là 1P, nhiều nhà phân tích gọi nó là P90, hoặc có xác suất 90% được sản xuất. Dự trữ có thể xảy ra thường được gọi là P50, hoặc có xác suất 50% được sản xuất. Khi được sử dụng kết hợp với nhau, nó được gọi là 2P.

Khi hệ số EV/2P cao, điều đó có nghĩa là công ty đang được định giá cao cho một lượng dầu nhất định. Ngược lại, một giá trị thấp có nghĩa là một công ty có khả năng bị định giá thấp.

Hệ số EV/2P tương đương với các tỉ lệ phổ biến khác được sử dụng trong định giá giá trị doanh nghiệp. Các tỉ lệ này thể hiện giá trị của một công ty dưới dạng thu nhập hoặc tài sản.

Điều quan trọng là so sánh hệ số EV/2P của công ty với các công ty cùng ngành và với các giá trị lịch sử của tỉ lệ này. Sử dụng so sánh lịch sử và công ty cùng ngành có thể giúp các nhà đầu tư xác định xem một công ty bị định giá thấp, định giá quá cao hay có giá trị tương đối.

Ví dụ về hệ số EV/2P

Chúng ta hãy giả sử rằng một công ty dầu mỏ có giá trị doanh nghiệp là 2 tỉ đô la và trữ lượng đã được chứng minh và có thể là 100 triệu thùng:

EV/2P = $ 2 tỉ / $ 100 triệu = 20

Hệ số EV/2P = 20.  Nói cách khác, công ty được định giá gấp 20 lần giá trị doanh nghiệp của mình cho dự trữ 2P.

Bội số 20 được cho là cao hay thấp thì còn phụ thuộc vào các công ty dầu khí khác trong cùng ngành.

Hạn chế của hệ số EV/2P

Như đã đề cập trước đó, hệ số EV/2P bao gồm tổng nợ trong tính toán của nó vì giá trị doanh nghiệp cũng bao gồm tổng nợ. Các công ty dầu mỏ thường mang một số nợ đáng kể trên bảng cân đối kế toán của họ. Đó là điều bình thường đối với ngành. Nợ được sử dụng để tài trợ cho các giàn khoan dầu, thiết bị và chi phí thăm dò.

Do đó, khoản nợ tăng thêm sẽ khiến EV của các công ty dầu khí được định giá cao hơn nhiều so với hầu hết các ngành công nghiệp khác. Các nhà đầu tư cần lưu ý về cấu trúc vốn của các công ty dầu khí khi sử dụng bất kì chỉ tiêu định giá nào bao gồm hệ số EV/2P.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.